Nội dung bài viết
Theo kinh nghiệm làm nông nghiệp thì vụ lúa Hè Thu là một trong những mùa lúa chính được canh tác hầu hết ở các khu vực trong một năm âm lịch. Ở từng vùng sản xuất tùy thuộc vào môi trường gieo trồng lúa khác nhau mà thời gian canh tác lúa vụ lúa này cũng khác nhau. Năm nay so với các năm trước thì vụ lúa này dự báo gặp nhiều khó khăn hơn. Nguyễn nhân do dịch rầy di trú và lây lan đạo ôn, khô hạn mặn. Mặc khác là giá vật tư nông nghiệp tăng cao dẫn đến ảnh hưởng đến sản vụ lúa Hè Thu . Với những bất lợi như vậy thì làm sao để lúa vụ Hè Thu có được năng suất cao? Mời bạn cùng Giacaphehomnay tìm hiểu ngay sau đây!
Thời vụ lúa Hè Thu
Theo hướng dẫn về cơ cấu giống và lịch thời vụ gieo trồng một số loại cây trồng chính vụ Hè Thu thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng dẫn cụ thể như sau:
Về cơ cấu giống:
Bố trí chủ lực chủ yếu nhóm giống lúa ngắn ngày và cực ngắn là: Lúa N87, N97 nếp, Khang Dân, TH5, HT1, HN6, ĐT100 (KH1), …
Các địa phương ở từng vùng cần bố trí hợp lý các giống , xem xét cụ thể điều kiện thời tiết, điều kiện sản xuất nhằm đảm bảo thu hoạch được năng suất và sản lượng lúa tốt như kế hoạch mong đợi.

Về lịch thời vụ:
Tùy từng địa phương và thời gian sinh trưởng của từng loại giống mà bố trí thời vụ gieo cấy cho phù hợp. Đảm bảo lúa vụ Hè Thu trổ tập trung từ 15/7 đến 30/7 âm lịch, phấn đấu thu hoạch xong trước ngày 05/9.
Bạn có thể tìm hiểu cách trồng lúa trong mùa hè thu thông qua cách trồng lúa. Trồng lúa trong mùa hè thu đòi hỏi một số kỹ thuật và quy trình đặc biệt để đảm bảo sự thành công. Việc áp dụng các phương pháp trồng lúa đúng cách và quản lý môi trường trồng sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng của cây lúa. Để biết thêm thông tin chi tiết về cách trồng lúa, bạn có thể truy cập đây để tìm hiểu thêm về kỹ thuật và cách trồng lúa hiệu quả.
Kỹ thuật trồng vụ lúa Hè Thu
Quy trình chuẩn bị cho vụ lúa này từ sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân bao gồm các công đoạn từ chuẩn bị đất, vệ sinh ruộng đồng cho đến kỹ thuật trồng lúa vụ Hè Thu như theo dõi nước trên ruộng, bón phân, diệt cỏ dại, v.v. Để lúa Hè Thu đạt được phát triển tốt với năng suất cao thì bà con cần có kỹ thuật chăm sóc lúa hiệu quả.

Chuẩn bị đất vụ Hè Thu
Sau mùa thu hoạch lúa vụ Đông Xuân còn tồn đọng các mầm mống sâu bệnh, các hóa chất từ mùa vụ trước để lại. Nếu nhà nông không tiến hành vệ sinh cũng như làm đất kỹ, thì ảnh hưởng đến sinh trưởng lúa vụ Hè Thu. Do vậy, bà con làm nông thực hiện các bước sau đây:
- Gặt ngắn rạ và đánh đều, phơi ruộng 1 ngày nắng và tiến hành đốt rơm để diệt mầm sâu bệnh hại. Trong tro rơm rạ chứa các khoáng chất tự nhiên như Ca, Silic, kali, lân và một số chất vi lượng khác có thể cung cấp cho lúa vụ sau. Tro có tính kiềm nên có tác dụng tốt để trung hòa độ chua có trong đất trồng lúa.
- Việc đốt rơm xong thì nhanh chóng cày xới đúng kỹ thuật nhằm làm cho đất ruộng tơi xốp hơi đất từ 7 đến 10 ngày để sâu bọ trong đất diệt trừ hết.
- Lấy nước vào ruộng để băm đất, cày bừa đất kết hợp san bằng đất ruộng, làm gò thoát nước để thực hiện xuống giống lúa.
Chọn hạt giống và gieo sạ
Được nhận xét Vụ Hè Thu 2022 gặp phải tình hình thời tiết không thuận lợi. Vì thế, bà con nông nghiệp cần chọn giống lúa có sức sống mạnh mẽ, chịu mặn tốt và có chất lượng năng suất cao, như các giống GS55, GS9, OM4218, OM 5451, OM6976, OM7347, OM4900…

Kỹ thuật chăm sóc lúa Hè Thu
Nhu cầu phân bón, nhất là phân đạm cho lúa Hè Thu thấp hơn vụ ĐX. Để đạt năng suất từ 6,5 tấn/ha trở lên, lúa vụ ĐX ở ĐBSCL cần áp dụng theo cách bón phân cho lúa hè thu và liều lượng là 90 – 100 kg N tương đương khoảng 195 – 215 kg urê thì lúa vụ HT chỉ cần bón 75 – 85 kg N tương đương khoảng 165 – 185 kg urê.
- Cách bón phân cho vụ lúa này nhiều phân lân hơn. Đối với lúa vụ ĐX chỉ cần bón 35 – 40 kg P2O5 (tương đương khoảng 215 – 250 kg lân supe), còn với lúa vụ HT phải bón nhiều lân hơn bởi đất dễ bị xì phèn. Điều này làm cho một lượng lân không nhỏ khi gặp các cation Al và Fe sẽ bị biến thành dạng khó tiêu nên lúa sẽ khó hấp thụ hơn.
- Đối với việc bón phân kali thì có thể giữ nguyên như lượng bón cho lúa vụ ĐX (40 – 45 kg K2O, tương đương 65 – 75 kg KCl).
Một số lưu ý khi trồng vụ lúa Hè Thu.
Thứ nhất: Trước khi đưa vào sản xuất cho mùa vụ cần chọn giống tốt.
Các bác làm nông nghiệp thì chọn giống có các đặc tính phù hợp với điều kiện đất đai. Khí hậu của địa phương, có sức đề kháng cao, khả năng kháng lại được các loại sâu bệnh thường gặp như: rầy nâu, đạo ôn, thối cổ rễ…
Thứ hai: Mật độ gieo trồng cho cây lúa.
Nên gieo sạ đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, không nên gieo sạ quá dày hoặc quá sưa, ánh sang khiến cây phát triển chậm cùng hàm lượng tinh bột giảm, sản lượng cũng giảm theo.
Thứ ba: Lấy nước vào ruộng sao cho phù hợp
Nên điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp.Lượng nước vào ra tùy vào các giai đoạn của cây như giai đoạn lúa làm đòng thì cây cần nhiều nước, nếu không cung cấp nước cây sẽ bị nghẹt đòng, trổ không đều, hạt lép, hoặc không trổ được bông.
Thứ tư: Phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây lúa
Để phòng ngừa sâu bệnh cho cây lúa như: Khô vằn, đạo ôn, rầy nâu…

Thứ năm: Cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa Hè Thu
Cách bón phân cho lúa vụ hè thu là bón thẳng vào đất thì sẽ được đất giữ lại và cung cấp dần dần cho cây trồng hấp thụ. Do vậy phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng theo quy trình và hướng dẫn.
Bạn có thể tìm hiểu về cây lúa và vai trò quan trọng của nó trong mùa hè thu thông qua cây lúa. Cây lúa là một loại cây nông nghiệp quan trọng và là nguồn lương thực chính cho nhiều quốc gia trên thế giới. Trồng và chăm sóc cây lúa trong mùa hè thu đòi hỏi sự hiểu biết về các phương pháp và kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch. Để tìm hiểu thêm về cây lúa và cách trồng nó trong mùa hè thu, bạn có thể truy cập đây để có thông tin chi tiết.
Như vậy, bài viết trên đây là những thông tin hữu ích về kỹ thuật trồng lúa vụ hè thu cùng một số lưu ý khi trồng vụ lúa này mà Giacaphehomnay chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên , sẽ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích cho các bác nhà nông, để mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho gia đình.
Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/