Nội dung bài viết
Đậu phộng là một trong những món ăn đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam ta từ xưa đến nay. Tuy nhiên hầu hết mọi người thường không biết đến công dụng của vỏ đậu phộng nên ăn xong thường bỏ đi rất lãng phí. Vậy liệu vỏ đậu phộng có những công dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Làm phân bón cho cây
Để có thể biến vỏ đậu phộng vốn là thứ mà mọi người thường bỏ đi thành phân bón với những dưỡng chất cực tốt cho cây thì chúng ta có thể làm theo những bước sau đây:

Cách 1: Làm vỏ động phộng thành than
Với cách đầu tiên này thì chúng ta chỉ việc đốt vỏ đậu phộng để chúng biến thành than. Sau đó thì nghiền nhỏ rồi đem bón cho cây như các loại phân bón bình thường khác.
Những dưỡng chất trong vỏ đậu phộng có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho cây, đặc biệt là hàm lượng kali trong đó là cực kì lớn. Tất cả sẽ cộng hưởng để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển và đẩy nhanh quá trình giúp cây có hoa và quả. Bên cạnh đấy thì đây còn là cách giúp giảm thiểu khá nhiều đối với những bệnh liên quan đến cây trồng.
Cách 2: Nghiền nhỏ vỏ đậu phộng
Đây là cách sẽ giúp vỏ đậu phộng phát huy tối đa công dụng của nó như tăng rất nhiều dưỡng chất cho cây, giúp cây chống thối và thúc đẩy mạnh quá trình phát triển và sinh trưởng của cây.
Cách làm cũng tương đối đơn giản, chúng ta chỉ cần nghiền nhỏ vỏ đậu phộng, sau đó đem ngâm với nước trong khoảng từ 2 – 3 giờ, tuy nhiên quá trình ngâm nước cần được bọc kín. Sau đó có thể lấy vỏ đậu phộng ra rồi đem đi chắt nước, đem đi phơi nắng hoặc cũng có thể để ở những nơi có nhiệt độ cao.
Sau đó khoảng tầm 1 tháng thì vỏ đậu phộng sẽ bị phân hủy, lúc này chúng ta chỉ cần trộn chúng với đất để có thể trồng cây. Hỗn hợp đó đã chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi nên mọi người có thể hạn chế bón những loại phân hóa học khác.
Nếu bạn quan tâm đến vỏ đậu phộng, hãy khám phá thêm về cách trồng lạc vụ thu đông. Đây là một chủ đề thú vị và hữu ích để tìm hiểu về cách nuôi dưỡng cây lạc trong mùa thu đông. Để biết thêm chi tiết, hãy truy cập vào đây: cách trồng lạc vụ thu đông.
Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm
Nhiều người vẫn thường quan niệm vỏ đậu phộng tương đối cứng nên gia súc, gia cầm sẽ không thể nào ăn được. Đó là ý kiến và quan điểm hoàn toàn không đúng mà chúng ta cần phải loại bỏ.

Theo như nhiều nghiên cứu đã chứng minh được thì trong vỏ đậu phộng có chứa rất nhiều hàm lượng chất xơ, rất thích hợp để làm thức ăn cho những loại gia súc, gia cầm, một trong số đó phải kể đến như trâu, thỏ và bò… Để chúng có thể sử dụng một cách an toàn nhất thì chúng ta nên nghiền nhuyễn sau đó trộn với thức ăn của gia súc, gia cầm.
Làm Trà
Chắc hẳn có rất ít người trong chúng ta biết được vỏ đậu phộng có thể làm được những tách trà vô cùng thơm ngon lại giúp cải thiện rất tốt cho đường tiêu hóa của người sử dụng. Ngoài ra, trong vỏ đậu phộng còn chứa rất nhiều dưỡng chất giúp chống oxy hóa và đặc biệt là có khả năng làm chậm đi quá trình hình thành và phát triển của sắc tố melanin, nếp nhăn.

Hướng dẫn cách làm trà từ vỏ đậu phộng
- Bước 1: Chuẩn bị một vỏ đậu phộng đã tách hạt, sau đó rửa thật sạch bằng nước muốn để loại hết tất cả những bụi bẩn có trong từng kẽ gân của vỏ.
- Bước 2: Sau khi đã rửa sạch thì để cho nó thật ráo nước rồi đem đi phơi nắng trong khoảng thời gian là 1 tiếng.
- Bước 3: Cuối cùng là cho vỏ đậu vào trong nước rồi đun sôi để nguội rồi sử dụng
Khi nói về vỏ đậu phộng, không thể bỏ qua việc tìm hiểu về thời vụ trồng lạc ở miền Bắc. Đây là một chủ đề quan trọng để hiểu rõ về thời gian và điều kiện trồng lạc hiệu quả tại khu vực này. Để biết thêm thông tin về thời vụ trồng lạc ở miền Bắc, hãy truy cập tại đây: thời vụ trồng lạc ở miền Bắc.
Làm Vật liệu đóng gói
Vỏ đậu phộng làm vật liệu đóng gói? Nghe có vẻ vô lý nhưng rất hợp lý. Thay vì việc hàng ngày chúng ta sử dụng quá nhiều thùng giấy xốp, những vỏ bao ni lông không bảo vệ môi trường thì hoàn toàn có thể thay thế bằng những vật liệu thiên nhiên như vỏ đậu phộng.

Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể dùng vỏ đậu phộng để nhét vào những thùng hàng hóa đang lỏng lẻo và cần được bảo vệ để chống va đập mạnh. Lúc này vỏ đậu phộng lại đóng vai trò như là một lớp đệm để bảo vệ hàng hóa để hạn chế tối đa sự hỏng hóc trong quá trình vận chuyển.
Kết luận
Chúng tôi đã vừa tổng hợp và chia sẻ đến quý độc giả TOP 5 công dụng thần kì của vỏ đậu phộng. Hy vọng đó là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hạn chế tình trạng lãng phí vỏ đậu phộng bằng cách bỏ nó đi. Cảm ơn sự tin tưởng và ủng hộ của tất cả mọi người thời gian qua đã dành cho chúng tôi. Hãy thường xuyên theo dõi website để luôn cập nhật được những tin tức mới nhất mà chúng tôi đăng tải hàng ngày nhé.
Các câu hỏi thường gặp
1. Tác dụng của vỏ lạc đối với cây trồng là gì?
- Bảo vệ chống côn trùng: Vỏ lạc có thể có tính chất chống côn trùng như chất chống ăn mòn, chất độc hại hoặc cản trở sự phát triển của côn trùng gây hại. Điều này có thể giúp bảo vệ cây trồng khỏi sự tấn công của côn trùng và giảm nguy cơ gây hại cho cây.
- Cung cấp chất bảo vệ: Vỏ lạc chứa các hợp chất tự nhiên như polyphenol và tannin, có khả năng kháng vi khuẩn, kháng nấm và kháng ký sinh trùng. Việc sử dụng vỏ lạc trong phân bón hữu cơ hoặc làm phân bón tăng cường có thể giúp bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh và ký sinh trùng gây hại.
- Cải thiện chất lượng đất: Khi vỏ lạc được phân hủy, nó cung cấp chất hữu cơ và khoáng chất cho đất, cải thiện độ thoát nước, cấu trúc đất và khả năng giữ nước. Điều này có thể tạo ra một môi trường tốt hơn cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Giữ ẩm đất: Vỏ lạc có khả năng hấp thụ nước và giữ ẩm trong đất, ngăn chặn quá trình bay hơi nhanh chóng. Điều này có thể giúp cây trồng duy trì đủ nước để sinh trưởng và phát triển trong môi trường khô hanh.
- Bảo vệ chống ánh sáng mặt trời: Vỏ lạc có thể tạo ra một lớp phủ bảo vệ trên mặt đất, giúp hạn chế ánh sáng mặt trời vào đất. Điều này có thể giảm sự phát triển của cỏ dại và côn trùng gây hại, tạo điều kiện tốt hơn cho cây trồng phát triển.
Vỏ lạc có nhiều tác dụng khác nhau đối với cây trồng, tùy thuộc vào loại cây và điều kiện môi trường cụ thể.
2. Vỏ đậu phộng có tác dụng gì?
- Cung cấp chất xơ: Vỏ đậu phộng giàu chất xơ, có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và duy trì sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa.
- Chứa chất chống oxy hóa: Vỏ đậu phộng chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol, resveratrol và flavonoid. Các chất này có khả năng ngăn chặn tổn thương tế bào do gốc tự do và có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư.
- Tác dụng chống vi khuẩn: Một số nghiên cứu cho thấy vỏ đậu phộng có khả năng chống lại một số vi khuẩn gây bệnh, như E. coli và Salmonella. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định rõ hơn về hiệu quả của vỏ đậu phộng trong việc chống lại các loại vi khuẩn này.
- Tác dụng chống viêm: Một số thành phần có trong vỏ đậu phộng có khả năng chống viêm, như resveratrol. Viêm là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhưng nếu kéo dài có thể góp phần vào phát triển nhiều bệnh lý. Do đó, khả năng chống viêm của vỏ đậu phộng có thể có lợi cho sức khỏe.
Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/