Nội dung bài viết
Thời gian sinh trưởng của cây lúa thường kéo dài từ 90 – 120 ngày với giống lúa ngắn ngày, 140 – 160 ngày với giống lúa trung ngày. Cây lúa sẽ cần trải qua các giai đoạn sinh trưởng, sinh sản trước khi lúa chín và được thu hoạch. Chi tiết các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, bà con hãy cùng tìm hiểu sau đây nhé.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa khác nhau ở mỗi giống lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc vào loại giống lúa, điều kiện môi trường và phương pháp trồng. Tuy nhiên, thời gian sinh trưởng thông thường của cây lúa từ khi gieo hạt cho đến khi thu hoạch dao động từ 80 đến 150 ngày, tùy thuộc vào loại giống và yếu tố môi trường.
Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa của cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm đến khi lúa chín thu hoạch có thể chia thành 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và giai đoạn lúa chín. Cụ thể thời gian để lúa sinh trưởng và đặc điểm cây lúa trong mỗi giai đoạn này như sau:
Thời gian sinh dưỡng (tăng trưởng)
Thời gian sinh trưởng của lúa bắt đầu từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi cây lúa phân đòng. Đặc trưng cây lúa giai đoạn này là chủ yếu phát triển chiều cao, thân lá và đâm ra nhiều chồi mới. Kích thước cây càng lớn, cây càng khỏe, ra lá càng nhiều thì cây lúa quang hợp càng tốt, việc hấp thụ dinh dưỡng, tăng chiều cao, nở bụi cũng tốt hơn.

Thường số chồi hữu hiệu (chồi ra bông) của cây lúa thấp hơn số chồi tối đa, ổn định trước khi số chồi tối đa hoàn thiện khoảng 10 ngày. Những chồi ra sau đó thường nhỏ, không cho bông được, gọi là chồi vô hiệu có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng với những chồi chính. Vì thế bà con nuôi lúa cần hạn chế thấp nhất việc sản sinh số chồi vô hiệu bằng cách tạo điều kiện để lúa nở bụi càng sớm càng tốt.
Trong điều kiện được chăm sóc tốt, sau thời gian lúa sinh trưởng, cây lúa đạt được thân chắc khỏe, nhiều lá, số chồi hữu hiệu lớn. Đây là cơ sở quan trọng để cây phát triển tốt trong các giai đoạn tiếp theo và cho năng suất cao.
Khi nói về chủ đề thời gian sinh trưởng của cây lúa, bạn có thể quan tâm đến sản phẩm cuối cùng là gạo. Bạn có thể tìm hiểu thêm về gạo 5451 để hiểu về đặc điểm và thông tin liên quan đến loại gạo này. Thông qua việc tìm hiểu về thời gian sinh trưởng của cây lúa, bạn có thể hiểu về quá trình phát triển của lúa và ảnh hưởng của thời gian sinh trưởng đến chất lượng và năng suất của gạo.
Thời gian sinh thực (sinh sản)
Sau giai đoạn sinh trưởng của cây lúa là đến giai đoạn sinh sản, thời gian bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông, kéo dài từ 27 – 35 ngày, trung bình là 30 ngày. Giai đoạn này đặc biệt quan trọng, yêu cầu chăm sóc dinh dưỡng, tưới nước và diệt trừ sâu hại cẩn thận để hạt lúa chắc, nặng, cho năng suất cao nhất.
Ở giai đoạn sinh thực, điểm thay đổi rõ nhất là ở các chồi. Số chồi vô hiệu giảm do tự rụi đi, chiều cao chồi tăng lên rõ rệt nhất là 5 lóng trên cùng. Sau đó, đòng lúa được hình thành và nuôi dưỡng đến khi thoát ra khỏi bẹ của lá cờ, lúa sẽ trổ bông.
Để bông lúa hình thành nhiều hạt, hạt chắc nặng, ít vỏ trấu, kích thước hạt lớn thì các yếu tố cần được kiểm soát tốt bao gồm: sâu bệnh, ánh sáng, dinh dưỡng và mực nước. Ngoài ra, thời tiết thuận lợi cũng góp phần rất lớn, vì thế việc dự đoán thời tiết để lên kế hoạch cho mỗi vụ mùa là rất quan trọng.
Thời gian chín
Giai đoạn lúa chín tính bắt đầu từ lúc lúa trổ bông đến khi thu hoạch, kéo dài khoảng 30 ngày với các giống lúa ở nước ta. Cá biệt ở một số vùng ruộng nhiều nước, thiếu lân thừa đạm hoặc thời tiết không ủng hộ (mưa ẩm, ít nắng) thì giai đoạn lúa chín sẽ dài hơn (và ngược lại).

Giai đoạn lúa chín có thể chia thành các thời kỳ nhỏ gồm:
- Thời kỳ chín sữa:
Thời kỳ này cây lúa tập trung chuyển các chất dự trữ và sản phẩm quang hợp vào trong hạt. Có đến 80% chất khô mà hạt lúa tích lũy được đến từ quá trình quang hợp, do đó việc chăm sóc lúa tốt hay không ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt lúa.
Kích thước và trọng lượng hạt gạo sẽ tăng dần trong giai đoạn này đến khi làm đầy vỏ trấu, bông lúa nặng sẽ cong xuống. Bên trong hạt gạo sẽ chứa chất dịch lỏng màu trắng đục, còn gọi là sữa lúa.
- Thời kỳ chín sáp
Ở thời kỳ này, sữa lúa sẽ dần cô đặc lại ở dạng sáp, phía ngoài vỏ trấu còn xanh.
- Thời kỳ chín vàng
Hạt gạo của cây lúa thời kỳ chín vàng đã cứng dần, vỏ trấu chuyển dần sang màu vàng bắt đầu từ hạt cuối của bông lúa lên trên. Vì thế nhiều nơi gọi thời kỳ chín vàng là thời kỳ lúa đỏ đuôi, cùng với đó lá già sẽ rụi dần.
- Thời kỳ chín hoàn toàn
Hạt lúa lúc này đã khô cứng lại, độ ẩm chỉ đạt khoảng 20% hoặc thấp hơn tùy độ ẩm môi trường. Đây là thời kỳ bà con chuẩn bị thu hoạch và thu hoạch khi lúa ngả sang màu trấu đặc trưng của giống.
Trên đây, bà con đã cùng chúng tôi tìm hiểu về các giai đoạn, sinh trưởng cây lúa. Hy vọng với những kiến thức này, bà con có thể chăm sóc tốt và đạt năng suất cao trong vụ mùa tới.
Khi nói về chủ đề thời gian sinh trưởng của cây lúa, bạn có thể quan tâm đến giống lúa om 5451. Bạn có thể tìm hiểu thêm về giống lúa om 5451 để hiểu về đặc điểm và thông tin liên quan đến giống lúa này. Thông qua việc nắm bắt thời gian sinh trưởng của cây lúa, bạn có thể lựa chọn giống lúa phù hợp như giống lúa om 5451 để đạt được năng suất và chất lượng tốt trong quá trình trồng và chăm sóc lúa.
Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/