Trang chủTin TứcMô Hình Trồng Chanh Dây ( Chanh Leo) Hiệu Quả

Mô Hình Trồng Chanh Dây ( Chanh Leo) Hiệu Quả

Date:

Mô hình trồng chanh dây, chanh leo như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao là câu hỏi được người dân đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Cùng tìm hiểu chi tiết cách trồng chanh dây và các mô hình trồng chanh dây phổ biến nhất hiện nay mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về mô hình trồng chanh dây mang lại hiệu quả cao
Tìm hiểu về mô hình trồng chanh dây mang lại hiệu quả cao

Đặc điểm của cây chanh dây và lợi ích đáng thử

Chanh dây là thứ quả được biết đến với nhiều công dụng trong y học, ẩm thực và làm đẹp. Chanh dây hay còn được gọi là chanh leo có vị thanh mát, chua nhẹ cùng mùi thơm rất đặc trưng chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, loại quả này ngày càng được người dân trồng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Mô hình trồng chanh dây hiện nay thường áp dụng mô hình quy mô lớn nhằm tạo năng suất cao, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả trồng chanh dây cao nhất, bà con cần tuân thủ đầy đủ những kỹ năng cơ bản về chọn giống, ươm cây, chăm sóc, thu hoạch.

Các mô hình trồng chanh dây phổ biến trên thị trường hiện nay

Mô hình trồng chanh leo là cách tổ chức không gian, thời gian và nguồn lực để canh tác cây chanh leo, chanh dây một cách hiệu quả nhất. Loại mô hình canh tác cây trồng này có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, như quy mô, diện tích, vị trí, phương pháp trồng, loại giàn…

Theo vị trí và quy mô của phương pháp, các mô hình chanh dây phổ biến nhất hiện nay phải kể đến như sau:

Mô hình trồng chanh dây trong nhà lưới

Mô hình trồng chanh dây trong nhà lưới là một trong những mô hình được nhiều bà con ưa chuộng hiện nay. Ưu điểm của mô hình này là sẽ kiểm soát được những yếu tố về điều kiện khí hậu, ánh sáng và sâu bệnh một cách tốt nhất. Nhờ vậy, hiệu quả cây trồng và năng suất cây sẽ tốt hơn so với phương pháp trồng trọt truyền thống.

Cây chanh dây được trồng trong nhà lưới thường có kích thước khoảng 10 x 30 m hoặc 10 x 50 m, với khoảng cách giữa các hàng cây là 3-4 m và giữa các cây trong hàng là 2-3 m. Cây sẽ được treo lên giàn cao khoảng 2-2.5 m để tận dụng không gian và đồng thời thuận tiện hơn trong việc thu hoạch khi cây ra trái.

Chọn mô hình chanh dây phù hợp với quy mô, diện tích
Chọn mô hình chanh dây phù hợp với quy mô, diện tích

Mô hình trồng chanh dây xen canh

Mô hình chanh dây xen canh là mô hình kết hợp trồng chanh dây kết hợp với các loại cây khác như rau màu, hoa kiểng, cây ăn quả… Đây là phương pháp trồng trọt được đánh giá cao vì giúp người nông dân tăng hiệu quả kinh tế và đa dạng hoá về sản phẩm. Cây chanh dây sẽ được tính toán để trồng xen canh với các loại cây có chu kỳ ngắn hoặc có thể thu hoạch liên tục.

Theo đánh giá từ các chuyên gia nông nghiệp, khi trồng xen canh cây trồng quần thể sâu hại sẽ giảm dần vì những loài công trùng gây hại giữa những giống cây khác nhau thường có tính cạnh tranh nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình trồng chanh dây xen canh là một số cây cao sẽ che sự tiếp xúc với ánh sáng của những cây thấp và diện tích đất bị thu hẹp.

Các phương pháp trồng trong mô hình trồng chanh dây hiện nay

Mo hinh trong chanh day hiện nay phổ biến nhất với hai phương pháp trồng như sau:

Trồng chanh dây bằng cây con

Trồng chanh dây bằng cây con bà con cần chọn những cây khoẻ mạnh, lá phát triển xanh tốt và đặc biệt không bị sâu bệnh. Người nông dân nên lưu ý chọn cây giống ở những địa chỉ uy tín và giống cây chất lượng, chiều cao khoảng 10 – 12 cm.

Ươm giống từ hạt chanh dây

Trước khi gieo giống từ hạt, bà con cần xử lý hạt giống bằng cách ngâm hạt trong nước ấm khoảng 30 – 40 độ trong một ngày. Các hạt lép và hạt thối sẽ bị loại bỏ trong quá trình ngâm hạt. Sau khi ngâm hạt xong, bà con vớt ra và ủ khoảng 1 giờ nhằm kích thích hạt giống chanh dây có thể nảy mầm. Sau đó, hãy đem gieo hạt vào chậu đất có bán kính khoảng 15cm và phủ đất mỏng lên hạt để giữ ẩm.

Với phương pháp trồng cây bằng cách ươm giống từ hạt chanh dây bà con nên đặt chậu cây ở nơi râm mát với cường độ ánh sáng nhẹ. Hạt chanh dây cần được tưới nước thường xuyên để đảm bảo thúc đẩy nhanh quá trình hạt nảy mầm. 

Thông thường, khoảng 2 – 3 tuần hạt sẽ bắt đầu nảy mầm và đến tuần thứ 6 cây chanh dây sẽ cao khoảng 8 – 10cm. Lúc này, bà con có thể mang cây con ra vườn trồng như phương pháp trồng chanh dây bằng cây con kể trên.

Mô hình trồng chanh dây nên chọn loại nào tùy thuộc vào quy mô khu trồng cây và mục đích sử dụng. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp mọi người có thêm nhiều kinh nghiệm trong vấn đề trồng và chăm sóc chanh dây để có một vụ mùa bội thu, đạt năng suất cao nhất.

Trần Viết Mạnh
Trần Viết Mạnhhttps://giacaphehomnay.vn/author/giacaphehomnay/
Xuất thân là một người con tây nguyên, sáng lập giacaphehomnay.vn mong muốn đem đến cho bà con nông dân những nội dung về nông nghiệp chất lượng nhất

Bài Viết Mới Nhất

Kinh Bởi Trời Xưa Cũ || Kinh Bởi Trời Đầy Đủ 2023

"Kinh Bởi Trời" một bài kinh truyền thống với...

Kinh Cầu Cha Diệp Phanxicô || Kinh Cha Trương Bửu Diệp

Đồng hành cùng chúng ta trên hành trình tâm...

14 Kinh Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn

Trong lòng mỗi tín đồ Công giáo, việc cầu...