Nội dung bài viết
Bệnh lúa ma hiện nay đang ngày càng xuất hiện khá nhiều tại địa phương khiến cho năng suất và chất lượng của lúa bị giảm trầm trọng. Đây là một trong những dịch hại rất quan trọng mà nhà nông cần phải hết sức chú ý. Trong bài viết này giacaphe sẽ chia sẻ đến bà con một số biện pháp xử lý triệt để tình trạng này.
Lúa ma là gì?
Lúa ma là gì? Lúa ma còn có nhiều tên gọi khác như lúa cỏ, lúa hoang, lúa dại, ma cây lúa … cùng là loài lúa như lúa trồng (với tên khoa học là Oryza sativa) nhưng là loài phụ Lúa ma không có các đặc điểm về năng suất, chất lượng mà con người mong muốn. Cây lúa ma gây ảnh hưởng đến canh tác lúa thông qua việc chúng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng làm giảm sự sinh trưởng của cây với lúa trồng; bị lẫn hạt lúa ma sẽ làm giảm chất lượng thóc, gạo (lẫn tạp).

Nếu bạn quan tâm đến giống lúa ST25 khi nói về chủ đề lúa ma, đây là một giống lúa đặc biệt và nổi tiếng của Việt Nam. Giống lúa ST25 có hạt dẻo, thơm ngon và có độ mềm mịn đặc trưng, được ưa chuộng trong việc chế biến gạo nếp rang. Để tìm hiểu thêm về giống lúa ST25 và những đặc điểm độc đáo của nó, bạn có thể truy cập vào liên kết trên.
Lúa ma từ đầu ở đâu?
Tại Việt Nam, cây lúa ma đã phát sinh và gây hại ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ rất sớm, đặc biệt do tập quán gieo sạ nên sẽ rất khó phòng chống và xử lý lúa ma. Trong vài năm gần đây, nông dân ở các tỉnh phía Bắc đã chuyển từ cấy sang gieo sạ đã làm cây lúa ma gia tăng. Năm 2022 diện tích bị nhiễm giống lúa ma khoảng 2.000 ha với các mức độ nhiễm không giống nhau.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch lúa ma ở nước ta. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do nhà nông sử dụng các giống lúa không đảm bảo chất lượng (lúa giống không nhãn hiệu hoặc các giống lúa giả) để gieo sạ khiến cho lúa ma xuất hiện nhiều và lây lan mạnh.
Ảnh hưởng của lúa ma đối với nông dân
Giống lúa ma có khả năng lây lan rất nhanh làm thất thu năng suất và khó phòng chống. Lúa cỏ sinh trưởng và phát triển rất mạnh nó cạnh tranh trực tiếp về dinh dưỡng và ánh sáng với lúa trồng sẽ làm giảm năng suất của lúa. Lúa ma có thể gây thất thu năng suất đến 15-20%, thậm chí là mất trắng, đồng thời lây nhiễm sẽ càng trầm trọng cho những vụ sau. Ruộng bị nhiễm lúa ma nặng sẽ làm giảm phẩm chất gạo cũng như giảm giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.

Nếu bạn quan tâm đến giống lúa nếp cẩm khi nói về chủ đề lúa ma, đây là một giống lúa đặc biệt với hạt nếp có màu trắng trong suốt và có hương vị đặc trưng. Lúa nếp cẩm thường được sử dụng để chế biến các món ăn truyền thống và đặc sản của Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về giống lúa nếp cẩm và ứng dụng của nó, bạn có thể truy cập vào liên kết trên.
Cách xử lý lúa ma triệt để
Dịch bệnh ma lúa gây ra những thiệt hại không kém bất cứ một loại dịch bệnh nào, nếu như nhà nông không có cách xử lý triệt để thì nó sẽ gây ra rất nhiều những thiệt hại rất lớn và lây lan sang những vụ tiếp theo. Chính vì vậy, bà con cần phải kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện và xử lý sớm nhất cụ thể như sau:
- Với những diện tích lúa đang bị nhiễm giống lúa ma gây hại rải rác, bà con cần phải tiến hành nhổ bỏ lúa ma bằng tay, thường xuyên cắt những bông lúa ma lẫn tạp khi mới trổ hạt vào chắc đem tiêu hủy để diệt được nguồn lây bệnh.
- Những ruộng bị lẫn lúa ma từ 70-80% người dân cần thu hoạch riêng, khoanh vùng (đắp bờ ngăn, chăng lưới có mắt nhỏ trên ruộng) và xử lý bằng những biện pháp canh tác để tiêu diệt hạt lúa cỏ ở trên đồng ruộng.
- Áp dụng kết hợp song song với các biện pháp làm đất: Sau khi thu hoạch, bà con tiến hành đưa nước vào tạo ẩm trên đồng ruộng để nhử cho cỏ dại nảy mầm, sau đó hãy cày lật và ngâm dần cho thối hạt cây lúa ma. Trước khi vào các vụ gieo cấy, bà con cần làm đất kỹ và san phẳng bề mặt ruộng, sau đó mới tiến hành gieo cấy.
- Nên sử dụng những giống lúa đạt tiêu chuẩn, tuyệt đối không sử dụng giống lúa tự để giống từ vụ trước.
- Chuyển phương pháp sạ lan sang thành phương pháp sạ hàng hoặc cấy, điều này sẽ giúp bà con dễ dàng phân biệt lúa ma với lúa thường để nhổ bỏ và tiêu hủy.
- Trong ruộng lúa cấy, nếu như luôn giữ được mực nước cần thiết sẽ hạn chế được lúa ma mọc, lúa cấy phát triển trước cũng sẽ hạn chế được lúa ma.

- Nhử cho giống lúa ma mọc, sau đó sử dụng các loại thuốc trừ cỏ chọn lọc để tiêu diệt lúa cỏ sử dụng những thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm trước khi tiến hành gieo sạ hoặc ngay sau khi gieo sạ đối với lúa sạ mộng. Khi phun thuốc trừ cỏ, nên ứng dụng các công nghệ máy bay phun thuốc trừ sâu để tránh tiếp xúc trực tiếp và bảo vệ sức khỏe, đồng thời tiết kiệm được chi phí và tăng hiệu quả phun trừ.
- Luân canh cây màu: Trồng màu dưới đất ruộng trong các vụ Hè Thu. Biện pháp này sẽ giúp giảm được mật độ số hạt lúa ma lẫn trong đất sau mỗi vụ màu và các vụ lúa sau sẽ đỡ rất nhiều thiệt hại do tình trạng lúa ma gây ra.
Trên đây là những thông tin về cây lúa ma mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua đó sẽ giúp cho bà còn thấy được tác hại của loại ma lúa này và có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn được tối đa hậu quả thiệt hại.