Nội dung bài viết
Quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa bao gồm nhiều giai đoạn như nảy mầm, đẻ nhánh, phát triển lóng thân, làm đòng, nở hoa, thụ phấn, các giai đoạn chín… Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu giai đoạn quan trọng nhất là Giai đoạn lúa đẻ nhánh. Lúa đẻ nhánh khi nào, các giai đoạn và cách chăm sóc lúa lúc này tại đây.
Giai đoạn lúa để nhánh khi nào?
Đối với các loại lúa sạ, giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa sẽ ngay sau giai đoạn cây con. Còn với hình thức cấy, lúa sẽ đẻ nhánh muộn hơn do cần thời gian để bén rễ và phục hồi rồi mới bắt đầu đẻ nhánh. Thời gian phục hồi này khá nhanh từ 5 đến 7 ngày nếu thời tiết thuận lợi, 15-20 ngày nếu gặp thời tiết xấu như lạnh, âm u,..
Giai đoạn lúa đẻ nhành dài hay ngắn còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như giống lúa, thời vụ gieo trồng và biện pháp chăm sóc. Nhiều giống lúa sẽ đẻ nhánh từ rất sớm nhưng cũng có những giống đẻ nhánh muộn và không tập trung.

Thời tiết cũng ảnh hưởng đến giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa, vào vụ mùa thời tiết thuận lợi lúa đẻ khá nhanh và mạnh hơn lúa vụ xuân.
Trong giai đoạn này, lúa sẽ tập trung phát triển hệ thống rễ để nhanh chóng ra lá, đẻ nhánh, phát triển bụi rất nhanh. Đến khi số chồi phát triển hoàn thiện tối đa thì không tăng nữa. Một số chồi yếu sẽ bị cây loại bỏ bằng cách lụi dần cho đến khi số chồi còn lại đạt đủ mức nhất định.
Thời điểm này cây có thể bắt đầu phân hóa đòng cùng lúc hoặc ngay sau khi chồi đạt. Đặc biệt ở một số giống lúa ngắn ngày, thời gian đẻ nhánh và đạt chồi tối đa thường sẽ cùng với giai đoạn hóa đòng. Các giống lúa dài ngày thời gian hóa đồng thường diễn ra muộn hơn.
Lúa đẻ nhánh qua mấy giai đoạn

Cách chăm sóc lúa giai đoạn đẻ nhánh rất quan trọng. Do vậy, bạn cần nắm chắc những giai đoạn lúa đẻ nhánh để để có thể chăm sóc và nâng cao năng suất lúa. Vậy cây lúa đẻ nhánh quá mấy giai đoạn? Quá trình này bao gồm 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn phân hóa mầm nhánh: Sau khi cây đã phát triển bộ rễ đầy đủ bộ rễ, cây bắt đầu phát triển các mầm bên dưới phần gốc.
- Giai đoạn hình thành nhánh: Mầm dưới gốc cây sẽ phát triển thành một nhánh nhỏ của cây mẹ, núp trong các kẽ lá mới.
- Nhánh phát triển trong bẹ: Các nhánh cây phát triển lớn dần trong bẹ lá và bắt đầu hình thành nhánh lớn.
- Nhánh xuất hiện: Nhánh lúa xuất hiện và cũng bắt đầu hình thành cây con với bộ rễ hoàn chỉnh.
Khi nói về chủ đề lúa đẻ nhánh, bạn có thể quan tâm đến cây lúa nếp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lúa nếp để hiểu về đặc điểm và cách trồng, chăm sóc cây lúa nếp. Lúa nếp là một loại cây lúa có hạt dẹp và ngắn hơn so với lúa thường, có chất lượng gạo đặc biệt và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực. Thông qua việc tìm hiểu về lúa nếp, bạn có thể tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây lúa nếp để thu hoạch được những hạt lúa chất lượng và đáp ứng nhu cầu của bạn.
Cách chăm sóc lúa giai đoạn đẻ nhánh
Các nhánh lúa quyết định đến số bông lúa xuất hiện trên cây. Do vậy nắm được cây lúa đẻ nhánh quá mấy giai đoạn là yếu tố hết sức quan trọng và cần được lưu ý. Những yếu tố ảnh hưởng và cách chăm sóc lúa khi đẻ nhánh như sau:
Về số lá trên cây mẹ
Số lá trên cây mẹ càng nhiều tức là các mắt đẻ càng nhiều. Do vậy người ta dựa vào số lá để cấy lúa đúng tuổi, hoặc biết được thời gian lúa phân hóa mầm nhánh để đạt được năng suất cao nhất.
Phụ thuộc vào giống
Mỗi giống lúa khác nhau sẽ có sự khác biệt nhau về khả năng đẻ nhánh. Những giống lúa có khả năng đẻ nhánh cao thường được cấy với mật độ thưa và số cây trên một khối lúa ít hơn các giống lúa còn lại.
Phụ thuộc vào mật độ bộ cây gieo sạ
Nên tăng khoảng cách gieo sạ đối với những giống lúa có khả năng đẻ nhánh cao. Ngược lại với những giống lúa có khả năng đẻ nhánh thấp nên cấy với mật độ dày hơn. Riêng đối với những vùng đất ít màu mỡ và làm giảm khả năng đẻ nhánh nên cũng nên gieo cấy lúa với mật độ dày.
Cách chăm bón cây
Chăm bón lúa cũng là một công đoạn hết sức quan trọng quyết định tính năng suất trong giai đoạn lúa đẻ nhánh. Nên bón phân với lượng cao và sớm hơn trước khi lúa tiến hành đẻ nhánh. Như vậy cây sẽ kịp thời nhận được chất dinh dưỡng và và quá trình đẻ nhánh sẽ diễn ra cực đại. Nếu bón phân muộn nhiều cây sẽ còi cọc và đẻ nhánh kém hơn.
Thời gian bón thúc cho cây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa. Nếu bón thúc quá sớm, cây chưa kịp phục hồi bộ rễ đã phải bước vào giai đoạn đẻ nhánh sớm. Còn bón thúc quá muộn cây cũng không đạt được năng suất. Nên bạn cần chú ý số lượng lá trên thân và thời gian lúa đẻ nhánh để có được sản lượng lúa cao nhất.
Cần duy trì lượng nước sau khi cấy
Mực nước trên ruộng cũng ảnh hưởng rất lớn trong giai đoạn đẻ nhánh. Thông thường giai đoạn này không nên để ruộng có mực nước cao mà nên rút nước trong ruộng khoảng 3 đến 5 cm là phù hợp.
Áp lực nước này sẽ khiến cây lúa nảy chồi dễ dàng hơn. Giúp giai đoạn đẻ nhánh hiệu quả, làm hạn chế số lượng chồi lúa bị chết. Sau khi đã đạt được số lượng chồi nhất định nên tăng mực nước cho ruộng ngập sâu từ 7 đến 10cm để khống chế lúa tiếp tục đẻ nhánh lai rai khiến lúa làm đòng không đồng đều.
Tỉa dặm lúa
Sau khi cấy lúa, cây lúa dễ bị các loài sâu hại hoặc một số số loài như ốc bươu, chuột.. phá hoại. Cần tiến hành tỉa dặm vào những chỗ chỗ lấy lúa bị hỏng này. Tỉa bỏ bớt những chỗ lúa gieo quá dày đối với gieo sạ, để phân bố lượng cây đồng đều trên ruộng, giúp cây phát triển nhanh và đồng đều hơn.

Kết luận
Khi nói về chủ đề lúa đẻ nhánh, bạn có thể quan tâm đến lúa ma. Lúa ma là một loại lúa có khả năng tự đẻ nhánh, tạo ra nhiều nhánh phụ từ cây chính, giúp tăng năng suất và độ chịu lệch của cây. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lúa ma để hiểu về đặc điểm và ưu điểm của loại cây này. Qua việc áp dụng lúa ma trong việc trồng lúa, bạn có thể nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm của mình.
Trên đây là những kiến thức về lúa đẻ nhánh và chăm sóc lúa giai đoạn đẻ nhánh. Tuy đây là giai đoạn đầu nhưng lại hết sức quan trọng quyết định năng suất và sản lượng của cây. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/