Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
Trang chủKiến Thức Nông NghiệpCà PhêKỹ Thuật Trồng Cà Phê | Hướng Dẫn Trồng Cây Cà Phê...

Kỹ Thuật Trồng Cà Phê | Hướng Dẫn Trồng Cây Cà Phê Kiểu Mới

Date:

Việc tìm hiểu kỹ thuật canh tác trồng cà phê  và chăm sóc đúng cách đảm bảo cho ra năng suất cao và ổn định. Ngoài việc lựa chọn giống cà phê đạt chuẩn, có xuất xứ rõ ràng thì cũng quyết định không nhỏ đến sinh trưởng và năng suất của vườn cà phê. Hãy cùng Giacaphehomnay tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây cà phê để có thông tin bổ ích cho mình nhé.

Những đặc điểm chung và yêu cầu ngoại cảnh khi trồng cà phê

Để có được kỹ thuật trồng cà phê kiểu mới bạn cần phải hiểu rõ đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh, sinh thái để đảm bảo cho ra được năng suất cao.

Đặc điểm chung

Những giống cà phê này đều có khả năng sinh trưởng khá mạnh mẽ, cây có chiều cao trung bình từ 2-3m phần cành, hình dáng hơi rũ xuống bên dưới. Lá cà phê có hình dạng mũi giáo, chiều dài trung bình từ 10-15cm, lá nón có màu xanh nhạt và dần chuyển về vàng xanh khi nó trưởng thành.

Quả cà phê đa số sẽ có hình dáng quả có hình trứng ngược, lúc chín sẽ có màu đỏ cam, khoảng 777 quả trọng lượng là xấp xỉ 1kg ( tùy vào từng giống). Hạt loại 1 đạt giá trị cao khoảng 70.9%.

Thời điểm thu hoặc của các dòng cà phê sẽ là từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 12 hàng năm. Những loại cà phê này thích hợp với vùng khí hậu nóng ẩm nhất là các tỉnh Tây Nguyên, DakLak, Gia Lai, Lâm Đồng, DakNong.

Hướng dẫn trồng cà phê
Hướng dẫn trồng cà phê

Yêu cầu sinh thái

  • Đất đai: Đất có độ dốc thích hợp dưới 80, có giới hạn nhỏ từ 8 -150 vì cà phê không nên trồng trên đất quá dốc. Độ xốp trên 60% dễ thoát nước, tầng đất dày trên 70cm, hàm lượng mùn của lớp đất mặt trên 2.5%. Các loại đất phong hóa từ đá vôi, sa phiến thạch, granite, … có đủ điều kiện nêu trên đều có thể trồng được cà phê, và đất bazan là loại đất thích hợp nhất.
  • Nhiệt độ và độ cao: Thích hợp ở các vùng cao từ 800-1500m so với mặt nước biển, nhiệt độ từ 150-240C.
  • Lượng mưa: Cà phê Tr4 cần lượng mưa từ 1.200-1.900mm. Cần có mùa khô hạn ngắn tối thiểu 2 tháng vào cuối và sau vụ thu hoạch, nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa.
  • Ẩm độ: Ẩm độ không khí trên 70% thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển. Cách trồng cà phê con cần độ ẩm cao, không mưa thì phải tưới nước cho cà phê định kỳ ở thời điểm đó.
  • Ánh sáng: Là cây ưa sáng tán xạ, nơi có ánh sáng cường độ mạnh cần trồng cây che bóng.
  • Gió: Gió lạnh, nóng, khô đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió mạnh sẽ làm lá bị rụng, lá non bị khô. Còn gió nóng làm tăng quá trình thoát hơi nước nên cần trồng cây che bóng, chắn gió.

Kỹ thuật trồng cà phê

Dưới đây là toàn bộ các kỹ thuật trồng cafe chuẩn nhất, được tham khảo nhiều nguồn mang đến cho bạn đọc thông tin chính xác nhất. Bà con cần quan tâm tới những kỹ thuật và quy trình, mà chúng tôi sẻ chia sẽ sau đây để có thể đạt hiểu quả cao nhé!

Kỹ thuật chọn giống

Hiện có 2 loại cà phê chủ yếu là cà phê vối và cà phê chè. Trong đó giống Tr4 thuộc vào loại cà phê vối. Mỗi loại cà phê sẽ có những đặc điểm riêng, việc tìm hiểu kỹ về loại giống sẽ giúp bạn dễ dàng canh tác và chăm sóc vườn cà phê tốt nhất.

Cà phê vối cũng giống cà phê cao sản như Tr4 được các Viện Eakmat nghiên cứu và tuyển chọn. Loại giống này sẽ có năng suất cao, kháng bệnh tốt, cây sinh trưởng mạnh mẽ. Đây là hướng dẫn cách trồng có thể áp dụng với nhiều loại cà phê thích hợp với khí hậu nóng ẩm, diện tích trồng không đáng kể, có thể dùng gốc ghép cho các loại cà phê.

Kỹ thuật chọn giống khi trồng cà phê
Kỹ thuật chọn giống khi trồng cà phê

Kỹ thuật chuẩn bị đất, phân lót

Kỹ thuật & cách trồng cà phê có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là trên đất bazan, với đặc tính lý hóa tốt và có tầng đất mặt dày.Yêu cầu chuẩn bị đất với cây trồng là phải có độ tơi xốp cao, tầng đất mặt dày, có độ thoát nước tốt và độ dốc phù hợp với mỗi loại cà phê.

Trước khi trồng phải cày bừa đất trồng kỹ càng, dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật. Bạn có thể trồng thêm các cây họ đậu 3-4 vụ liên tục để cải tạo đất.

Tùy thuộc vào kỹ thuật trồng cây cà phê con ,mà cần phải bổ sung phân lót, mỗi hố cây trồng trộn 10-20kg phân chuồng hoại mục và phân hữu cơ sinh học cùng phân khoáng vi lượng và vôi bột. Bạn trộn đều với lớp đất mặt, lớp đất sâu loại để tạo bồn. Sau khi trộn phân lấp đầy hố, vun cao 5-10cm sau đó dùng chân dẫm nhẹ.

Kỹ thuật chia lô đất

Chiều dài lô và khoảng cách trồng chuẩn là được trồng theo hàng 400 đến 500m và rộng 50m, với đường phân lô từ 2 đến 3m. Bên cạnh đó, việc chia lô theo hướng dễ di chuyển, thuận tiện cho việc bón phân và tưới nước cho cây trồng.

Đương nhiên, đối với kỹ thuật canh tác cà phê sẽ cần lựa chọn địa hình bằng phẳng, ít dốc để hạn chế xói mòn đất, tránh cây bị đổ ngã, chết cây. Tuy nhiên kỹ thuật trồng này tùy vào địa hình vườn, đồi của bạn mà thiết kế chia lô đất theo đường đồng mức, hạn chế bị xói mòn. Vì thế, bà con nên trồng 2 hay nhiều loại cây xen kẽ để giúp giữ đất tốt hơn, đồng thời tối ưu hóa diện tích đất canh tác.

Tùy thuộc vào mỗi loại giống cà phê khác nhau, sẽ khoảng cách khác nhau. Ví dụ địa hình bằng phẳng là 3 x 3 m, địa hình dốc hơn là 2.5 x 3m, mỗi hố có thể trồng 1-2 cây.

Phân lô chia đất trồng cà phê
Phân lô chia đất trồng cà phê

Quy trình và kỹ thuật trồng cây cà phê con

Thời điểm tốt nhất để trồng là vào đầu mùa mưa, lúc này bạn sẽ tận dụng nước mưa để tiết kiệm chi phí và công sức tưới nước cho cà phê. Tuy nhiên cần theo dõi và đảm bảo đất không bị ngập úng, bạn có thể trồng cuối mùa mưa những đảm bảo đủ nước tưới cây.

Trên hố đào, dùng cuốc đào 1 lỗ to hơn kích thước bầu cây cà phê với chiều sâu từ 25-30cm, rộng từ 15-20cm. Xé túi bầu nhẹ nhàng, tránh làm bể bầu và đặt cây xuống hố, chỉnh cây đứng thẳng rồi lấp đất lại, nén chặt bầu.

Sau 15-20 ngày sau khi trồng, bà con kiểm tra và trồng dặm vào cây bị chết, cây còi không phát triển. Thao tác trồng và kết thúc dặm khoảng 1-2 tháng trước khi mùa mưa kết thúc.

Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê

  • Vun bồn và tủ gốc: Dùng cuốc vun đất lên xung quanh gốc cây, tạo rãnh nhỏ xung quanh tán nhằm giảm sự xói mòn và rửa trôi đất. Có thể dùng rơm khô hoặc cỏ khô để xung quanh gốc giúp giữ ẩm , hạn chế cỏ mọc và phân hủy thành nguồn dinh dưỡng cho cây.
  • Tưới nước: Nếu trồng ở khí hậu ôn hòa, mát mẻ thì cách trồng cây cafe chỉ cần tưới ít có thể vài năm mới tưới. Còn vùng khô thì tưới 3-4 lần. Nguồn nước tưới phải sạch, không bị ô nhiễm chứa các chất hóa học.
  • Làm cỏ: Làm sách cỏ theo dọc đường băng hàng cà phê, mỗi năm làm cỏ 5-6 lần. Khi cà phê vào giai đoạn kinh doanh thì làm cỏ 3-4 lần trong năm. Lưu ý không dùng hóa chất để làm cỏ.
  • Cắt tỉa cành: nhằm đảm bảo năng suất và việc chăm sóc, thu hoạch sau này. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật trồng là tạo thân chính hoặc hãm ngọn để thuận tiện cho việc chăm sóc.
  • Bón thúc: Ưu tiên sử dụng phân chuồng hoại mục bón định kỳ 4-5 năm một lần với khối lượng 10-15m3/ha. Đất xấu thì 2-3 năm bón 1 lần. Ngoài ra, bổ sung thêm các nguồn hữu cơ cho đất bằng phân xanh, phân hữu cơ.
Kỹ thuật chăm sóc và trồng cà phê
Kỹ thuật chăm sóc và trồng cà phê

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng cà phê con kiểu mới chuẩn và đúng cách nhất mà chúng tôi chia sẻ. Hy vọng sẽ mang đến các thông tin bổ ích cho bà con trong quá trình và cách trồng cafe hiện nay. Đừng quên truy cập giacaphehomnay.vn để tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phênhiều thông tin mới nhất về cà phê và cây trồng nhé.

Trần Viết Mạnh
Trần Viết Mạnhhttps://giacaphehomnay.vn/author/giacaphehomnay/
Xuất thân là một người con tây nguyên, sáng lập giacaphehomnay.vn mong muốn đem đến cho bà con nông dân những nội dung về nông nghiệp chất lượng nhất

Bài Viết Mới Nhất

Cỏ Lạc Tiên Là Gì? Tất Tần Tật Về Cây Cỏ Lạc Tiên

Cỏ lạc tiên được biết đến như một loại...

Vỏ Đậu Phộng Có Những Công Dụng Gì?

Đậu phộng là một trong những món ăn đã...

Kỹ thuật & Cách Trồng Lạc Vụ Hè Thu Ở Miền Bắc Hiệu Quả

Lạc là loại cây trồng mang đến kinh tế...