Trang chủKiến Thức Chăn NuôiHeoHeo Nái Đẻ Thở Dốc Nguyên Nhân & Cách Chữa Trị

Heo Nái Đẻ Thở Dốc Nguyên Nhân & Cách Chữa Trị

Date:

Trong quá trình mang thai hoặc sau sinh heo nái đẻ rất dễ mắc các bệnh như sốt hoặc thở dốc. Điều này khiến heo bỏ ăn và có thể dẫn đến việc sảy thai và kiệt sức trước sinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân và các chữa trị heo nái đẻ thở dốc nhé.

Nguyên nhân dẫn đến heo nái đẻ thở dốc

Heo nái bị sốt cao và thở dốc là trường hợp người nông dân chăn nuôi lợn thường xuyên gặp phải. Vấn đề này có thể xảy ra khi heo bị viêm đường sinh dục sau sinh hoặc bị phó thương hàn ( Salmonella), tụ huyết trùng, Streptococcus suis, xoắn thể ( leptospira), hay virus có hại gây ra hội chứng rối loạn sau sinh.

Để có thể đưa ra kết luận chuẩn xác nhất cho căn bệnh này, cần đưa heo đến bác sĩ thú y để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Khi đến khám, người nuôi cần đưa ra những biểu hiện của heo trong 1 tuần gần nhất. 

Chẳng hạn như: heo nái mang thai ở tháng thứ mấy, heo nái có hiện tượng xuất huyết sau sinh không, heo nái đẻ sốt và bỏ ăn bao nhiêu ngày rồi,.. Hoặc cần có kết quả xét nghiệm của heo để có kết quả chính xác nhất về bệnh heo nái đẻ thở dốc.

Lợn nái thở dốc và những triệu chứng thường gặp khi heo nái mắc bệnh 

Thở dốc triệu chứng thường gặp khi heo nái đẻ mắc bệnh
Thở dốc triệu chứng thường gặp khi heo nái đẻ mắc bệnh

Khi heo nái đẻ mắc bệnh thở dốc trước hoặc sau sinh thường có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường có những biểu hiện đặc trưng sau:

  • Thứ nhất, heo bỏ ăn đột ngột kèm theo sốt cao
  • Thứ hai, mắt của heo nái đẻ dần chuyển sang màu đỏ. Kèm theo thở dốc và chảy nước dãi thường xuyên.
  • Thứ ba, heo nái thường xuyên đi lại trong chuồng do cơ thể khó chịu và không nằm yên nghỉ ngơi.
  • Thứ tư, cơ quan sinh dục của heo chảy máu kèm theo dịch sẫm màu.

Bên cạnh đó, tùy theo những nguyên nhân gây sốt cao và lợn nái thở dốc. Heo còn có thể mắc thêm các triệu chứng điển hình như tụ huyết trùng, thương hàn,..

Cách chữa trị heo nái bị bệnh thở dốc và sốt cao hiệu quả nhất

Với những nguyên nhân và cách chữa trị heo nái đẻ thở dốc. Bà con nông dân nuôi lợn cần phải thực hiện đúng và sử dụng những loại thuốc sau đây.

Điều trị heo nái thở dốc và sốt cao

thuốc chữa trị lợn nái thở dốc
thuốc chữa trị lợn nái thở dốc

Để chữa trị căn bệnh này, bà con nên cho heo nái sử dụng thuốc kháng sinh có chứa Enrofloxacin hay kháng sinh Amoxicillin. Những thuốc này bà con nên sử dụng với liều lượng như sau:

  • Ngày đầu tiên, bà con cần tiêm cho heo nái 2 mũi kháng sinh
  • Ngày thứ 2 đến ngày thứ năm nên tiêm cho heo 1 mũi kháng sinh mỗi ngày. 

Cùng với đó, người nuôi cần tăng cường sức đề kháng cho lợn bằng cách cho heo ăn bổ sung tăng cường. Hoặc cho heo uống những hỗn hợp cafein và Vitamin B1 kết hợp với Vitamin C một lần trên ngày. Và liều thuốc này cần sử dụng liên tục từ 3 đến 5 ngày tùy theo tình trạng bệnh và biểu hiện của lợn.

Điều trị heo nái bỏ ăn và sốt cao

Để heo nái giảm sốt và ăn trở lại bà con nông dân nên sử dụng thuốc tiêm Anagin C cho lợn với liệu lượng một lần trên ngày. Và cần tiêm liên tục trong 5 ngày.

Bên cạnh đó, người nuôi có thể kết hợp với việc bổ sung Catosal 10% cho lợn bằng cách tiêm để bệnh nhanh chóng hơn. Với Catosal bà con nên tiêm với liệu trình 1 lần trên ngày và tiêm liên tục trong 5 ngày. 

Tuy nhiên, nếu người nông dân cho heo sử dụng những loại thuốc này mà không có chuyển biến tốt. Thì hơn hết, bà con cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ thú ý. 

Các công việc nhằm phòng tránh heo nái bị sốt

Để tránh việc heo nái đẻ thở dốc trong thời kỳ trước và sau sinh bà con cần chú ý và chuẩn bị làm những vấn đề sau đây:

  • Thứ nhất, cần tiêm vacxin định kỳ cho heo theo quy định của bác sĩ thú y.
  • Thứ hai, cần vệ sinh và tẩy uế chuồng heo một cách thường xuyên. Điều này giúp heo nái tránh được các mầm bệnh do chuồng mất vệ sinh.
  • Thứ ba, theo dõi heo thường xuyên trong quá trình mang thai cũng như sinh đẻ của heo.
  • Thứ tư, cần cho heo luôn có tinh thần thoải mái bằng cách khống chế tiếng ồn và mật độ heo trong chuồng. Điều này giúp heo không bị stress.
  • Thứ năm, cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho heo nhằm đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho heo trong quá trình mang thai. Những dưỡng chất mà bạn cần bổ sung như: Vitamin A, Vitamin nhóm B, Vitamin D,.. các loại khoáng chất như: ADE, MEBI-ADE, MEBIMIX tạo sữa,..
  • Thứ sáu, khi heo sinh người chăn nuôi cần phải tắm rửa cho heo sạch sẽ. Đồng thời cần dọn sạch nhau thai cho heo tránh để heo mẹ ăn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách chữa trị heo nái đẻ thở dốc. Hi vọng với những thông tin này, bạn sẽ có thể có cách chữa kịp thời cho heo và tránh thiệt hại nhé. 

Trần Viết Mạnh
Trần Viết Mạnhhttps://giacaphehomnay.vn/author/giacaphehomnay/
Xuất thân là một người con tây nguyên, sáng lập giacaphehomnay.vn mong muốn đem đến cho bà con nông dân những nội dung về nông nghiệp chất lượng nhất

Bài Viết Mới Nhất