Nội dung bài viết
Viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh dục thường gặp ở heo nái sau sinh. Bệnh lý gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của heo nái và gây suy yếu, kém phát triển. Do đó cần phải nhanh chóng phát hiện và điều trị heo nái bị viêm tử cung hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho bà con chăn nuôi.
Nguyên nhân heo nái bị viêm tử cung

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra viêm tử cung ở heo nái, trong đó phải kể đến các nguyên nhân thường gặp sau.
- Áp dụng sai biện pháp kỹ thuật trong đỡ đẻ cho lợn với trường hợp lợn khó đẻ sẽ gây ra viêm tử cung ở lợn.
- Heo lợn bị nhiễm trùng từ môi trường chăn nuôi do chuồng trại kém vệ sinh, nước dùng bị nhiễm khuẩn không đảm bảo vệ sinh.
- Cơ quan sinh dục ngoài của lợn bẩn không được vệ sinh
- Heo đực bị viêm niệu quản nhảy trực tiếp dương vật
- Sử dụng dụng cụ thụ tinh nhân tạo không an toàn cho heo nái
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng sẽ là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ heo nái bị viêm tử cung gia tăng. Do trong khẩu phần ăn thiếu các vitamin A,D,E nên gây tình trạng khô niêm mạc, dễ xây xước dẫn đến nhiễm khuẩn.
Nếu heo nái của bạn bị viêm tử cung, có thể điều này gây ra tình trạng heo nái bỏ ăn mà không rõ nguyên nhân. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn có thể xem thông tin tại đây: heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng heo nái không ăn để bảo đảm sức khỏe và hiệu suất của heo nái trong trại nuôi.
Cách nhân biết heo nái bị viêm từ cung
Để nhanh chóng nhận biết lợn nái bị viêm tử cung và có hướng điều trị phù hợp cần dựa vào nhiều triệu chứng, dấu hiệu nhận biết sau. Bởi khi nhiễm bệnh, bệnh thường có biểu hiện ở hai thể là cấp tính và mãn tính.
Dấu hiệu thể cấp tính
Lợn bị viêm tử cung thể cấp tính sẽ có các triệu chứng như sốt trong những ngày đầu sau khi phát bệnh, sốt cao khoảng 41-42 độ C cùng với các triệu chứng lâm sàng như âm hộ sưng tấy đỏ, xuất hiện tình trạng dịch xuất tiết chảy ra từ âm đạo. Viêm tử cung ở lợn nái sẽ có biểu hiện có thể chia làm 3 dạng thể viêm như:
- Viêm dạng nhờn: được coi là viêm nhẹ nhất, xuất hiện trên heo nái sau khi sinh từ 2-3 ngày với triệu chứng: niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn trong hoặc dạng đục lợn cợn với mùi tanh. Sau vài ngày heo nái viêm tử cung sẽ tiết dịch giảm đi và hết hẳn. Ở thể viêm heo nái sẽ chỉ có triệu chứng sốt nhẹ và vẫn cho con bú bình thường.
- Viêm dạng mủ: là viêm nặng xuất hiện trên heo có thể trạng kém và số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều. Ngoài bị sốt cao từ 41 độ C sẽ kèm theo các triệu chứng như nằm nhiều, kém ăn, khát nước, tiểu ít, phân có màng nhầy và xuất hiện tình trạng mệt mỏi, ít cho con bú.

Heo nái viêm tử cung dạng mủ lẫn máu là tình trạng bệnh đã nguy hiểm ăn sâu vào lớp tử cung gây tổn thương mao mạch dẫn tới chảy máu âm hộ. Triệu chứng bệnh là sốt cao, dịch viêm mủ lẫn máu, không ăn kéo dài, khả năng tiết sữa giảm hoặc mất hẳn, heo nái thở nhiều, mệt mỏi và kém phản xạ với tác động bên ngoài.
Dấu hiệu thể mãn tính
Heo nái sẽ không có triệu chứng sốt, âm hộ không sưng đỏ, tuy nhiên vẫn có thể các triệu chứng như chảy dịch, dịch trắng đục từ âm hộ, tình trạng chảy dịch không xuất hiện liên tục mà chỉ chảy theo đợt từ vài ngày đến vài tuần. Nhiễm bệnh viêm tử cung ở lợn nếu thụ tinh sẽ không có kết quả hoặc thai bị chết do quá trình viêm nhiễm niêm mạc âm đạo, tử cung rồi lan sang gây chết thai nhi.
Cách điều trị lợn nái bị viêm tử cung sau sinh
Khi phát hiện không may heo nái bị viêm tử cung, người chăn nuôi cần thực hiện kết hợp nhiều biện pháp hỗ trợ để giảm thiểu tối đa thiệt hại đến sức khỏe vật nuôi và hiệu suất kinh tế. Có thể điều trị lợn bị viêm tử cung bằng 2 cách để điều trị viêm tử cung heo nái là sử dụng thuốc và không dùng thuốc.
Cách điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái không dùng thuốc
Với cách điều trị điều trị viêm tử cung lơn này cần đảm bảo thực hiện trước, trong và sau khi phát hiện heo nhiễm bệnh đó là làm sạch chuồng nuôi, tẩy uế khu vực chuồng trại chăn uoi bằng thuốc sát trùng và tiến hành chăm sóc tốt cho heo nái nhiễm bệnh.

Ngoài ra, cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho heo nái nhiễm bệnh thông qua chế độ ăn uống hàng ngày của heo.
Thuốc đặc trị viêm tử cung heo nái
Trường hợp lợn nái viêm tử cung ở thể trạng viêm nhẹ bạn có thể dùng thuốc đặt kháng sinh vào trong tử cung trong vòng 3-5 ngày. Có thể kể đến các dòng kháng sinh như: Oxytetracycline, Amoxicillin hoặc Aureomycin. Hoặc bạn có thể sử dụng kháng sinh tiêm như Viamoxyl, Via Gentamox 3 để tiêm cho lợn nái mỗi lần cách nhau từ 24-48 giờ.
Trường hợp heo nái sau khi đẻ nhiễm bệnh, sảy thai và viêm nặng cần tiến hành xử trí điều trị viêm tử cung heo nái ngay để đảm bảo sức khỏe và hạn chế biến chứng nguy hiểm như thụt rửa tử cung lợn:
Cách thụt rửa tử cung lợn
Thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng cho heo nái bị viêm tử cung. Sau đó tiêm Az Oxytocin (Oxytocin) liều 2-4ml/ lần, để tử cung co bóp, tống dịch sản ra ngoài.Kết hợp dùng thuốc đặt kháng sinh, thuốc trợ lực nâng cao sức đề kháng cho cơ thể heo nái. Từ đó giúp điều trị viêm tử cung ở lợn dứt điểm.
Phương pháp phòng bệnh viêm tử cung ở heo nái
Để hạn chế ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến heo nái, bà con chăn nuôi nên chủ động phòng bệnh trước khi bệnh diễn ra. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa bệnh viêm tử cung ở heo nái hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
- Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin A, D, E cho heo nái khi mang thai và sau sinh.
- Hỗ trợ heo sinh nở cần thiết đúng kỹ thuật, an toàn vệ sinh.
- Thụt rửa tử cung cho heo bằng nước muối sinh lý, dung dịch chuyên dụng
- Đảm bảo lợn bị viêm tử cung không bị tái lại cần vệ sinh khu vực chuồng trại chăn nuôi trước, trong và sau thai kỳ.
- Sử dụng thuốc sát trùng và kháng sinh sau đẻ để dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn trên heo nái
- Bổ sung thêm chế phẩm bù điện giải, glucose giúp heo nái tăng cường giải độc, tăng sức đề kháng và giảm xuất huyết mất máu trong quá trình sinh đẻ
Khi heo nái bị viêm tử cung, có thể gây ra tình trạng heo nái đẻ thở dốc. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn có thể xem thông tin tại đây: heo nái đẻ thở dốc. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng và cách xử lý khi heo nái đẻ gặp vấn đề thở dốc, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho heo nái trong quá trình sinh sản.
Trên đây là những là những thông tin liên quan đến dấu hiệu của heo nái bị viêm tử cung và cách điều trị mà chúng tôi tổng hợp về lợn viêm tử cung cho bạn. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn thông tin bổ ích, để có thể tự tin trong quá trình chăn nuôi.
Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/