Nội dung bài viết
Giống lúa ST25 được đánh giá là một trong những giống lúa cho gạo ngon nhất hiện nay và được gieo trồng tại nhiều địa phương. Để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, bà con cần nắm được đặc tính giống, kỹ thuật canh tác và chăm sóc giống lúa ST25 này.

Đặc tính của giống lúa ST25
Giống lúa ST 25 là sản phẩm lai tạo của Viện nghiên cứu lúa Sóc Trăng nên còn được gọi là Gạo thơm Sóc Trăng. hạt giống lúa ST25 do Doanh nghiệp tư nhân của ông Hồ Quang Trí đầu tư kinh phí nghiên cứu, được cấp bằng bảo hộ độc quyền.
Đặc tính giống lúa ST 25 có nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
-
- Đặc tính giống lúa ST25 là có thể gieo trồng được cả hai vụ trong năm.
- Cây lúa có ngoại hình đẹp, chiều cao trung bình từ 105 – 110 cm, khả năng đẻ nhánh trung bình.
- Lá lúa đứng, bông to dài và nhiều hạt.
- Hạt lúa giống ST25 đóng khít, vỏ trấu vàng đặc trưng.
- Hạt gạo thon dài, trắng trong, nấu cơm mềm ngon, vị đậm đà.
- Thời gian sinh trưởng giống lúa ST 25 sẽ như sau: Cụ thể là giống lúa st 25 thời gian sinh trưởng ngắn, bởi đây là cây ngắn ngày và thương giao động khoảng 105 – 115 ngày ở vụ Xuân và 102 – 100 ngày ở vụ Mùa.

Diện tích canh tác giống lúa ST25 ở nước ta ngày càng tăng, nhiều đơn vị nông nghiệp lựa chọn đây là giống lúa chủ đạo do có khả năng thâm canh, đặc tính chịu mặn tốt, khả năng kháng sâu bệnh phổ biến như đạo ôn, bạc lá,…
Năng suất lúa ST25 ở các vùng trồng đạt trung bình từ 6.5 – 7 tấn/ha, nếu thâm canh và chăm sóc tốt có thể đạt trên 7 tấn/ha. Giống gạo ST25 thơm ngon, chất lượng cao nên rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, dễ bán với giá thành tốt.
Nếu bạn quan tâm đến lúa nếp cẩm khi nói về chủ đề giống lúa ST25, bạn có thể khám phá một loại lúa đặc biệt có hạt dẻo, mềm và thơm ngon. Lúa nếp cẩm thường được sử dụng để chế biến các món ăn truyền thống và là một trong những giống lúa nổi tiếng của Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về lúa nếp cẩm và cách ứng dụng của nó, hãy truy cập vào liên kết trên.
Kỹ thuật canh tác giống lúa ST 25
Bà con thực hiện đúng kỹ thuật trồng lúa st25 sẽ đạt được năng suất cao, chất lượng giống gạo st 25 tốt, hạn chế sâu bệnh gây hại. Cụ thể như sau:
- Chân đất: Lúa giống ST25 phù hợp canh tác trên các ruộng đất vàn, vàn cao.
- Lượng thóc giống st25: thường từ 1 – 1.2 kg/sào Bắc Bộ (tương đương với 360m2).
- Mật độ cấy: khoảng 30 – 35 khóm/m2 (mỗi khóm từ 2 – 3 cây).
- Lịch thời vụ: bà con tham khảo lịch thời vụ được cơ quan địa phương thông báo hàng năm, phù hợp với thời gian sinh trưởng của giống lúa st 25 khác nhau ở mỗi vụ mùa.
Giống lúa ST25 hiện được gieo trồng phổ biến ở các đồng ruộng khu vực Đồng bằng sông Hồng, thời điểm gieo mạ vụ Xuân thường từ 25/1 đến 10/2, với vụ Mùa là từ 20/6 – 30/6. Bà con có thể gieo mạ dày xúc hoặc gieo mạ nền đất cứng, tuổi mạ cấy phù hợp là từ 2.5 – 3 lá.
- Phân bón: Yêu cầu cần bón phân cân đối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây lúa, đảm bảo cây sinh trưởng tốt, trổ bông chắc và nhiều hạt.
Giống lúa ST25 có ưu điểm là hạt gạo thơm ngon, chất lượng nên khi gieo trồng và chăm sóc, bà con cần bón các loại phân bón có hàm lượng Kali cao hơn các giống thường. Như vậy nên ưu tiên bón phân bón tổng hợp hoặc phân hữu cơ vi sinh hơn là phân đơn. Vụ Xuân thường phải bón nhiều đạm hơn so với vụ Xuân để cây khỏe mạnh, cứng cáp, hạn chế đổ rạp.
- Thu hoạch lúa: Để chất lượng giống lúa ST25 tốt, thơm ngon thì nên gặt lúa ở độ chín vừa phải, tránh phơi ở nhiệt độ quá cao hoặc nắng mạnh. Lúa đã phơi có thể bảo quản nhiều ngày trong điều kiện khô ráo thoáng mát.
Nếu bạn quan tâm đến lúa nương khi nói về chủ đề giống lúa ST25, bạn có thể khám phá một loại lúa có hạt dẻo, ngọt và thường được sử dụng để làm các món ăn truyền thống. Lúa nương cũng là một giống lúa đặc biệt của Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về lúa nương và các đặc điểm của nó, hãy truy cập vào liên kết trên.
Kỹ thuật chăm sóc giống lúa ST25
Đặc điểm giống lúa ST 25 có khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt, cây cứng và ít đổ rạp tuy nhiên bà con vẫn cần lưu ý chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh để cho năng suất tốt nhất.

Kỹ thuật chăm sóc cây lúa giống ST 25 như sau:
- Bà con thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm nếu có sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất.
- Phun phòng trừ bệnh lem lép hạt là cần thiết với các ruộng cấy lúa giống ST25 để giúp hạt lúa sáng, chắc mẩy, trọng lượng lớn. Nên phun theo tiến độ trước khi cây lúa trổ bông với thuốc Tillsuper 300EC và Amistatop 325SC.
- Tưới tiêu cho cây lúa: Duy trì mực nước giữ ẩm đồng ruộng gieo trồng lúa ST25, đặc biệt là giai đoạn cây lúa đẻ nhánh, trổ bông và nuôi hạt.
Khi bà con gieo cấy đúng thời vụ, bón phân cân đối, cây lúa giống ST 25 sẽ cho năng suất cao. Cây lúa có thể phát triển tốt kể cả thời tiết không thuận lợi, do vậy phù hợp gieo trồng ở nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt ở các tỉnh miền Bắc.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm giống lúa st25, kỹ thuật gieo trồng, giống lúa ST25 thời gian sinh trưởng ngắn hay dài sẽ cho năng suất cao nhất. Hy vọng bà con có thể nắm vững để trồng giống lúa này hiệu quả, có được vụ mùa bội thu.
Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/