Nội dung bài viết
Cây lúa nếp cẩm không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đây là loại thực phẩm mà có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên để tìm hiểu kỹ hơn về giống lúa này, hãy cùng chúng tôi đi vào cụ thể từng phần chi tiết trong bài viết nhé.
Tìm hiểu lúa nếp cẩm
Lúa nếp cẩm là một trong những loại hạt nếp có màu tím sẫm. Chúng có một cái tên khoa học là Phylidrum lanuginosum Banks. Loại thực phẩm này không chỉ thơm ngon mà đặc biệt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy nguồn gốc xuất xứ của loại cây này như thế nào và đặc điểm ra sao hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết trong phần sau đây
Nguồn gốc giống lúa nếp cẩm
Theo một nghiên cứu, hầu hết các loại lúa gạo đều bắt nguồn từ một giống lúa trồng tại vùng đất của Trung Quốc với thời gian hơn 10.000 năm trước đây. Đặc biệt khi đó lại xuất hiện 2 loại giống lúa: một là của Châu Á và hai là từ Châu Phi. Do vậy mà đã sản sinh ra hàng trăm loại giống khác nhau

Trong đó có một loại gạo nấu lên rất dẻo và người ta gọi đó là nếp. Đây là một loại gạo rất tốt và có nhiều lợi ích cho cơ thế. Trong loại gạo này có một giống lúa được gọi là nếp cẩm. Đây là một loại gạo vô cùng đặc biệt bởi màu sắc không phải là đen nhưng lại mang một màu tím đen. Và chính màu sắc đó đã làm nên tính đặc biệt của loại thực phẩm này.
Đặc điểm cây lúa nếp cẩm
Theo thực tế, loại lúa này có chiều cao khoảng 125,4cm. Phiến lá có độ phủ lông trung bình, bẹ lá có màu tím và góc lá ngang. Trung bình giống lúa nếp cẩm có bông dài khoảng 22cm.
Bên cạnh đó, hạt thóc có hình bầu dục, dài, không có râu. Trên vỏ có lông ngắn và mỏ hạt thóc có màu tím nhẹ. Cây thuộc loại ít sâu bệnh và khả năng đẻ nhánh ở mức trung bình. Cây có thể sinh trưởng và phát triển trong khoảng 130 ngày.
Khi nói về chủ đề lúa nếp, bạn có thể quan tâm đến lúa ma. Lúa ma là một loại lúa đặc biệt, có khả năng tự đẻ nhánh và tạo ra nhiều nhánh phụ từ cây chính. Điều này giúp tăng năng suất và độ chịu lệch của cây, đồng thời cung cấp nhiều hạt lúa chất lượng cao. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lúa ma để khám phá các ưu điểm và ứng dụng của nó trong việc trồng lúa.
Giá trị sử dụng của lúa nếp cẩm
Được biết nếp cẩm còn có tên gọi khác là nếp than. Vậy giống lúa nếp than này có tác dụng như nào đến sức khỏe con người. Ngay bây giờ hãy đi vào cụ thể từng tác dụng của loại cây này nhé
Cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể
Chất chống oxy hóa là một trong những hợp chất cần thiết cho cơ thể để chống lại bệnh tật. Chúng có thể đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh về tim, Alzheimer,… Và đặc biệt trong cây lúa nếp cẩm có chứa đến 23 loại chất này. Chính vì thế mà hãy thường xuyên bổ sung các chất oxy hóa để cơ thể được khỏe mạnh nhất.

Giúp hỗ trợ sức khỏe về tim mạch
Một trong những chất có trong cây nếp cẩm chính là Flavonoid. Theo nghiên cứu, chất này có thể làm giảm khả năng mắc bệnh tim cùng các nguy cơ tử vọng do căn bệnh này.
Hỗ trợ về sức khỏe của mắt
Theo nghiên cứu chỉ ra, nếp cẩm có chứa rất nhiều lutein và zeaxanthin. Đây là những dưỡng chất có liên quan mật thiết đến tình trạng của mắt. Và đặc biệt có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại cho mắt. Đặc biệt, các chất này còn có khả năng bảo vệ võng mạc và ngăn chặn sự ảnh hưởng của ánh sáng xanh.
Kỹ thuật trồng lúa nếp cẩm
Không phải ai cũng có cho mình kỹ thuật trồng lúa nếp cẩm. Thông thường những người nông dân sẽ ước lượng giống gieo mạ để cấy khoảng từ 1,8 đến 2,3 kg/ sào tại Bắc Bộ. Khi cấy sẽ gồm 3 đến 4 dảnh/1 khóm và tầm 40 đến 45 khóm cho 1 m2. Một sào Bắc Bộ sẽ bao gồm 360 m2.
Và lượng phân tính cho mảnh ruộng này là khoảng 300-400 kg phân chuồng. Kết hợp với đó là tầm từ 5 đến 7 kg ure. Để lúa càng trở nên xanh tốt hơn thì cần thêm 20kg lân và khoảng 4 đến 5 kg kali.
Về kỹ năng bón phân. Bạn nên bón sớm và tập trung. Để hạt thóc nếp cẩm thêm mẩy thì có thể dùng NPK tổng hợp hoặc là phân đơn. Thậm chí khi bón lót bằng toàn bộ phân chuồng, phân lân còn cần thêm 30% ure và 30% phân kali để làm đất.
Trong giai đoạn đầu cần biết cách điều tiết nước ở ruộng lúa. Các bạn có thể rút nước trong giai đoạn sau để nhánh phát triển tối đa, giảm được hiện tượng nứt hạt do thừa dinh dưỡng hay là thừa nước.

Đối với phương pháp phòng trừ sâu bệnh. Hãy thường xuyên theo dõi về vấn đề này theo dự tính và dự báo của Trạm BVTV địa phương. Và một vài chuyên gia đã khuyến cáo việc phòng trừ sâu bệnh theo hướng quản lý của dịch hại tổng hợp.
Nếu bạn quan tâm đến lúa nếp, hãy khám phá thêm về giống lúa ST25 tại đây. Giống lúa ST25 là một giống lúa nâng cao được trồng và phát triển tại Việt Nam. Trang web cung cấp thông tin chi tiết về giống lúa ST25, bao gồm các đặc điểm, quy trình trồng trọt, và giá trị của giống lúa này trong ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
Phạm vi áp dụng lúa nếp cẩm
Các hạt giống sẽ được gieo trồng và đem lại hiệu quả cao tại các tỉnh như: Điện Biên, Hà GIang, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa. Đặc biệt một trong những tỉnh cũng có thể gieo cấy là tỉnh Sóc Trăng.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết vừa rồi chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về lúa nếp cẩm. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đem lại sẽ giúp ích bạn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về loại cây này. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé.
Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/