Trang chủTin TứcCây Lúa Nếp Là Gì? Giống Lúa Nếp Năng Suất & Chất...

Cây Lúa Nếp Là Gì? Giống Lúa Nếp Năng Suất & Chất Lượng

Date:

Cây lúa được biết đến là một trong các loại cây lương thực chính của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên ở cây lúa có thể chia thành nhiều loại, chủ yếu là lúa nếp và lúa tẻ. Vậy cây lúa nếp là gì? tại sao đang hot hiện nay có đặc điểm như thế nào sẽ được chia sẻ chi tiết ở bài viết sau.

Cây Lúa Nếp Là Gì?

Cây lúa nếp (còn có tên tiếng Anh là Oryza sativa L. var. glutinosa, họ Poaceae) được biết đến là loại cây lương thực quan trọng trong đời sống con người hiện nay. Có sự khác biệt giữa dòng lúa này và lúa tẻ chính là do sự khác nhau từ gạo tẻ và gạo nếp. Trong đó, gạo tẻ được dùng để nấu cơm ăn hàng ngày, còn gạo nếp có hình dáng tương tự gạo tẻ nhưng sẽ tròn hơn, màu trắng đục. Khi nấu sẽ có tính ngọt, mềm, thơm, dẻo và dính hơn nên sẽ dùng để nấu xôi, làm cốm, gói bánh. Trong hạt gạo nếp dẻo có chứa trên 80% tinh bột nhánh và ít hút iot hơn vì thế nếp hạt to sẽ gọi là nếp cái, còn hạt nhỏ gọi là nếp con.

Lúa nếp là gì?
Lúa nếp là gì?

Nguồn gốc, xuất xứ của lúa nếp

Các giống lúa hiện nay sẽ được phân loại theo cấu trúc và hình dáng hạt gạo của chúng. Ví dụ như lúa thơm Thái Lan cho hạt gạo dài và tương đối ít mềm, chứa ít amylopectin hơn so với các giống hạt ngắn. Theo nghiên cứu về di truyền học thì đa phần giống lúa gạo được bắt nguồn từ Trung Quốc cách đây 10.000 năm. Nhưng trong một thông tin khác, có hai loại lúa được biết đến giống lúa của Châu Á và lúa của Châu Phi được tác ra thành hàng trăm giống lúa khác nhau.

Vì thế mà lúa nếp cũng ra đời từ đó, bởi chúng có sự khác biệt về loại hạt dài và loại hạt ngắn. Ngoài ra, một số loại gạo khi nấu chín có chứa nhiều hàm lượng amylopectin sẽ được gọi là nếp. Trong đó, gạo nếp sẽ có vị ngọt, thơm được dùng để chữa nhiều bệnh lý như suy nhược cơ thể, tiêu chảy, viêm loét dạ dày,..

Nguồn gốc của lúa nếp
Nguồn gốc của lúa nếp

Đặc tính của cây lúa nếp

Cây lúa nếp là giống cây phản ứng với ánh sáng ngắn, chỉ cấy ở mùa vụ muộn ở miền Bắc nước ta với thời gian trổ bông tương đối ổn định từ tháng 7 – tháng 10. Cây nếp có chiều cao từ 120-125cm/cây gốc to có khả năng chống đổ tương đối tốt. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa này chỉ đạt mức trung bình với tỷ lệ đạt 50-55%, tuy nhiên khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên về khả năng chịu phèn, chua và trũng khá tốt.

Ngoài ra, cây lúa này có khả năng sâu bệnh và đạo ôn khá ổn nhưng chỉ ở mức trung bình và có thể bị nhiễm sâu đục thân nặng. Bông lúa dài từ 20-22cm, hạt chắc trung bình 105 hạt với kiểu dáng tròn, dẹt có màu nâu sẫm. Năng suất trung bình của lúa này sẽ dao động khoảng 20-40 tạ/ha, năng suất cao có thể đạt 45 tạ/ha.

Kết luận

Để đạt năng suất cao trong canh tác giống lúa này thì cần chú trọng khâu bón phân, cần tập trung vào bón phân sớm và cân đối bón lót, bón thúc. Có thể sử dụng phân tổng hợp NPK để dùng giúp lúa có năng suất chất lượng.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cây lúa nếp mà Giacaphehomnay chia sẻ cho bạn đọc. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích về nông nghiệp và chọn được giống lúa chuẩn mang lại lợi nhuận cao cho kinh tế.

Trần Viết Mạnh
Trần Viết Mạnhhttps://giacaphehomnay.vn/author/giacaphehomnay/
Xuất thân là một người con tây nguyên, sáng lập giacaphehomnay.vn mong muốn đem đến cho bà con nông dân những nội dung về nông nghiệp chất lượng nhất

Bài Viết Mới Nhất

Kinh Bởi Trời Xưa Cũ || Kinh Bởi Trời Đầy Đủ 2023

"Kinh Bởi Trời" một bài kinh truyền thống với...

Kinh Cầu Cha Diệp Phanxicô || Kinh Cha Trương Bửu Diệp

Đồng hành cùng chúng ta trên hành trình tâm...

14 Kinh Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn

Trong lòng mỗi tín đồ Công giáo, việc cầu...