Nội dung bài viết
Được biết đến là một loại cây thân thảo thuộc họ Đậu, cây lạc chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về cây lạc là gì, xuất xứ và bộ phận của cây đậu phộng để bạn có cho mình kiến thức cần thiết nhé.
Cây lạc là gì?
Lạc là một cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Họ Đậu là một họ thực vật có hoa rất phổ biến và đa dạng, bao gồm nhiều loại cây khác nhau như đậu, đậu phụng, đậu nành và nhiều loại cây lương thực khác. Lạc cũng thuộc vào họ Đậu và là một loại cây có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu để thu hoạch hạt lạc.

Xuất xứ của cây lạc
Cây lạc là cây bản địa của Nam Mỹ, được cho là đã được thuần hóa từ khoảng 7.600 năm trước Công nguyên. Cụ thể, các nghiên cứu cho thấy rằng cây lạc đã được trồng từ thời kỳ đồ đá mới (New Stone Age) ở Peru và Bolivia, và sau đó được lan truyền đến các vùng lân cận như Argentina, Brazil và Paraguay.
Trong lịch sử, cây lạc đã được mang đến Châu Âu vào thế kỷ thứ 16 bởi các thủy thủ đoàn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sau đó, cây lạc được giới thiệu và trồng ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như châu Phi, châu Á và châu Đại Dương. Hiện nay, các nước sản xuất lạc lớn nhất trên thế giới bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria, Mỹ, Indonesia và Argentina.
Cây lạc có mối liên quan chặt chẽ đến củ lạc, một loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng. Để tìm hiểu thêm về củ lạc và cách nó được sử dụng, bạn có thể xem thông tin chi tiết tại đây: củ lạc.
Các bộ phận của cây lạc
Cây lạc có nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm: rễ, thân, lá, hoa, củ, hạt. Mỗi bộ phận sẽ có những công dụng và chức năng khác nhau.
Rễ Cây Lạc
Rễ cây lạc phát triển theo hệ thống chùm ăn sâu từ 1 -1.3m, trung bình khoảng 40-50cm. Rễ phụ xuất phát từ các vị trí khác nhau trên rễ cái, phân nhánh nhiều thành một mạng rễ dày đặc. Trên rễ con sẽ có hạt nảy mầm tạo thành nốt sần. Trong các nốt sần rễ này có các vi khuẩn hình que (Rhizobium leguminosarum), có khả năng hấp thụ đạm khí trời và sống cộng sinh với cây lạc.

Thân
Thân của cây lạc có chiều dài từ 30 đến 50 cm, là loại thân đứng hoặc thân bò. Chiều cao thân thay đổi tùy vào giống và kỹ thuật canh tác. Thân mọc thẳng, khi còn non hình tròn nhưng khi ra hoa, phần thân mang cành là thân rỗng, có 15-25 đốt ở phía gốc đốt ngắn, ở giữa và trên thân là đốt dài.
Thân cây lạc sẽ có màu xanh có khi đỏ tím với nhiều lông tơ trắng nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện canh tác.
Lạc phân cành rất nhiều loại từ cấp 1, cấp 2,…. tùy thuộc hoàn cảnh điều kiện mà cây phân nhánh nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng tới số quả.
Lá cây lạc
Lá cây lạc có hình dạng bầu dục thẳng đều, lá mọc xen kẽ có chiều dài từ 6 đến 12 cm, và có màu xanh đậm. Thường có những lá biến thái từ 1 – 6 lá chét không cuống mọc đối nhau. Màu sắc của lá lạc sẽ thay đổi tùy từng giống và tùy thuộc vào điều kiện canh tác. Lá lạc sẽ có màu xanh nhạt hay đậm, vàng nhạt hay vàng đậm,.. và loại lá này có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón hữu cơ.
Hoa Cây Lạc
Hoa cây lạc có hình dạng giống như hoa đậu và có màu vàng hoặc vàng nhạt. Loại hoa này mọc thành chùm là loại hoa lưỡng tính.
Hoa lạc gồm 5 bộ phận: lá bắc, lá đài, tràng hoa, nhị đực và nhụy cái. Trong đó, lá bắc màu xanh gồm là bắc trong dài 2cm ở đầu mút chẻ đôi, lá bắc ngoài ngắn bao bọc ống đài phía ngoài. Nhị đực có 10 cái, thường là 2 lép, 8 cái có bao phấn sẽ gồm có 4 cái dài, 4 cái ngắn. Loại hoa cây lạc này sẽ được tự thụ phấn hoặc qua sự trợ giúp của côn trùng.

Củ
Sau quá trình thụ tinh củ sẽ phát triển đẩy bầu hoa xuống đất, tia củ sẽ hình thành trong đất. Thường tia củ dài dưới 15cm, có cấu tạo như lông hút để hút các chất dinh dưỡng từ rễ.
Cây lạc có một phần quan trọng là vỏ đậu phộng, một thành phần đặc biệt và hữu ích của nó. Để khám phá thêm về vỏ đậu phộng và các ứng dụng của nó, bạn có thể truy cập tại đây: vỏ đậu phộng.
Hạt
Hạt cây lạc sẽ gồm vỏ lụa bao bọc bên ngoài và phôi với hai lá mầm, một trục thẳng khác với họ đầu thường. Độ lớn hình dạng của hạt lạc sẽ thay đổi tùy giống và điều kiện ngoại cảnh. Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài nhỏ, hạt ở ngăn sau ngắn và to. Số hạt trên một quả sẽ thay đổi tùy thuộc vào giống, ít chịu ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh. Thường giống hạt to, quả ít hạt, còn giống hạt nhỏ thì quả nhiều hạt.
Trên đây là chia sẻ về cây lạc là gì và xuất xứ cũng như các bộ phận của cây lạc hy vọng sẽ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích nhé. Đừng quên truy cập giacaphehomnay để cập nhật thêm nhiều kiến thức về cây trồng, vật nuôi mới nhất nhé.
Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/