Trang chủKiến Thức Chăn NuôiHeoHeo Hậu Bị Là Gì? Cách Nuôi & Chăm Sóc Heo Nái...

Heo Hậu Bị Là Gì? Cách Nuôi & Chăm Sóc Heo Nái Hậu Bị

Date:

1. Heo nái hậu bị là gì?

Heo nái hậu bị hay còn gọi là lợn nái hậu bị là những chú heo cái được tuyển chọn kỹ càng từ sau khi cai sữa, được nuôi dưỡng và chọn lọc trong thời gian từ 3 – 8 tháng tuổi nhằm mục đích gây nái sinh sản.

2. Cách chọn lợn nái hậu bị

Hiện nay, có nhiều cách để lựa chọn cho bà con nuôi heo có được giống lợn nái hậu bị tốt. Trong đó điển hình là những tiêu chuẩn sau khi lựa chọn phải đảm bảo tính tương ứng

2.1 Theo giống di truyền.

Heo nái hậu bị đạt tốc độ tăng trọng trung bình từ 500 gam/ngày trở lên

Theo giống di truyền thì heo giống hậu bị có bố mẹ của chúng phải là những con đạt tiêu chuẩn cao sản. Khi đảm bảo con bố được kiểm tra năng suất cá thể ở các cơ sở giống lợn và đạt được 3 chỉ tiêu sau đây:

  • Đạt tốc độ tăng trọng trung bình từ 500 gam/ngày trở lên
  •  Mức độ tiêu tốn thức ăn của heo giống hậu bị được tính dưới 2.5 kg/1kg tăng trọng.
  • Kích thước độ dày của mỡ lưng của heo giống hậu bị đạt dưới 15 mm.
  • Con mẹ phải sản xuất được ít nhất 15 lợn con cai sữa/năm ở 21 ngày tuổi đạt trọng lượng cai sữa bình quân 7kg/ con, với mức độ đồng đều cao.

2.2 Theo ngoại hình, thể trạng.

Tiêu chuẩn chọn giống lợn nái hậu bị cần chọn lọc ở 3 thời điểm đó là : 3 tháng tuổi, 5 tháng tuổi và 8 tháng tuổi.

Đảm bảo khối lượng và dài thân theo bảng tiêu chuẩn cần tham khảo sau đây!

Giai đoạn ( tháng )  Khối lượng ( kg ) Dài thân ( cm )
3 20kg 62 – 85 cm
5 70kg 103 – 109 cm
8 100kg 115 – 120 cm

2.3 Theo tiêu chuẩn chọn vú

Tiêu chuẩn chọn vú lợn nái hậu bị phải đảm bảo có có 12 vú trở lên

Vú lợn nái hậu bị phải đảm bảo có có 12 vú trở lên. Heo nái hậu bị đạt chuẩn nên có tổng cộng khoảng 14 – 16 vú, mỗi bên 7 – 8 vú. Khoảng cách các vú cách đều nhau, nằm trên đường thẳng. Đến 8 tháng tuổi nổi rõ bầu vú, núm vú to, không chọn con núm vú nhỏ, có vú kẹ, tịt, lép. Vú không trên đường thẳng và không đạt đủ 12 vú. Càng về phía sau khoảng cách các núm vú càng gần nhau hơn.

2.4 Theo tiêu chuẩn chọn chân.

Chọn lợn nái hậu bị phải để ý đến tiêu chuẩn chân của nó, chân phải đảm bảo cổ chân to,.4 chân khỏe, thẳng. Chân đi lại tự nhiên, đi móng, không chọn con chân yếu, vòng ống nhỏ hay chân có hình chữ x, vòng kiềng hoặc đi bằng bàn….

Tất cả những vấn đề về chân ở trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc loại thải và ảnh hưởng đến thời gian sử dụng heo nái.

2.5 Theo cơ quan sinh sản

Trong các cơ sở chăn nuôi nhà nước, tập thể, tiến hành chọn lọc cá thể lợn cái dựa trên 2 chỉ tiêu về đặc điểm ngoại hình và sinh trưởng phát dục ở 6 tháng và 8 tháng tuổi. Tiến hành giám định theo TCVN, những con đạt cấp II trở lên mới được chọn.

Chọn con từ các ổ đẻ đông con và có ngoại hình cân đối, khỏe mạnh

Âm hộ: Phải đạt kích thước từ trung bình trở lên. Không chọn con âm hộ nhỏ khó đẻ tụt vào trong bị mông nhô ra che không lộ ra rõ. Mép dưới âm hộ chổng lên chỉ thiên âm hộ phát triển không bình thường. Âm hộ nhỏ thường là dấu hiệu cho thấy hệ thống sinh sản nội bộ kém phát triển. Nên tránh chọn những heo nái hậu bị âm hộ nhỏ như vậy. Ngoài ra nên tránh những con heo nái hậu bị có âm hộ có dị tật bất thường. Âm hộ có thương tích ngay cả khi chúng đã lành thì vẫn có thể làm giảm khả năng giao phối. Mặt khác có thể gây khó khăn cho quá trình sinh đẻ của heo nái hậu bị.

Chọn con từ các ổ đẻ đông con và có ngoại hình cân đối, khỏe mạnh, với tính tình hiền lành, linh hoạt, dễ ăn và không có dị tật ở cơ thể.

2.6 Theo 1 số tiêu chuẩn khác.

Những con đạt cấp II trở lên mới được chọn

Các tiêu chuẩn khác để chọn giống lợn nái hậu bị đó là:

Đối với lưng:

Phải chọn con heo giống hậu bị có lưng cong, loại bỏ những con lưng bằng hoặc võng.

Đối với cổ:

Cổ của heo nái hậu bị dài chắc chắn, không chọn con cổ ngắn, kết cấu không chặt chẽ.

Đối với ngực:

Ngực của lợn nái hậu bị phải rộng, không sâu, tránh chọn con ngực hẹp sâu.

Đối với vai:

Vai phải nở, liên kết tốt với cổ và lưng, không chọn vai hẹp, liên kết lỏng lẻo với cổ và lưng của heo nái hậu bị.

Đối với mông:

Chọn con có mông dài, rộng, đầy, lộ rõ quả mông, tránh chọn con mông lép, ngắn, dốc .

Đối với đùi:

Đùi phải rộng, sâu, đầy đặn, chắc, không chọn đùi hẹp, bằng, không đầy đặn, không chắc.

Đối với lông:

Nhớ bà con không chọn những con lông dày, lông xù, quăn queo.

Đối với da:

Da của heo giống hậu bị phải mỏng, có màu hồng, không chọn con da dày, tái nhợt, trắng bệch.

Khi nuôi nái hậu bị, một trong những vấn đề quan trọng cần quan tâm là bệnh E. coli trên heo. Để tìm hiểu thêm về bệnh này và cách phòng tránh, điều trị, bạn có thể xem thông tin tại đây: bệnh E. coli trên heo. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh, điều trị bệnh E. coli trên heo nái hậu bị, từ đó đảm bảo sức khỏe và hiệu suất nuôi trong quá trình chăm sóc nái hậu bị.

3. Cách chăm sóc & nuôi dưỡng lợn nái hậu bị.

Để có một đàn heo nái sinh sản đạt năng suất cao đó thì quá trình chăm sóc nái hậu bị một cách hợp lý là điều hết sức quan trọng. Dinh dưỡng cho nái hậu bị tác động rất lớn đến năng suất sinh sản sau này. Vì thế, từ khía cạnh tài chính, thời gian khai thác và năng suất sinh sản của mỗi cá thể nái có ý nghĩa rất lớn đối với mục tiêu là làm gia tăng lợi nhuận trong chăn nuôi cho bà con.

Cách chăm sóc lợn nái hậu bị gồm 2 giai đoạn

  • Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị ở giai đoạn tăng trưởng đến thành thục (sơ sinh đến dưới 90Kg) mỗi con.
  • Cách chăm sóc heo hậu bị giai đoạn thành thục đến phối giống thì giai đoạn tăng trưởng đến thành thục (sơ sinh đến dưới 90Kg) mỗi con.

Mục tiêu: Để nái phát triển cân đối về thể hình, phát triển khung xương.

Chuồng trại luôn sạch sẽ và thoáng mát, tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn tuổi của đàn heo.

Thức ăn phải tươi, không ôi thiu, luôn đảm bảo chất lượng, không để bị ôi chưa, kiểm soát được tất cả các loại độc tố nấm mốc.

 Đặc biệt đảm bảo nguyên tắc vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh.

Thường xuyên vệ sinh chăm sóc tốt để hạn chế bệnh liên quan đến chân móng và cơ quan sinh dục của heo.

Kích thích lên giống bằng cách cho tiếp xúc với heo nọc và ghi chép ngày lên giống lần 1, 2, 3…Tiếp tục theo dõi và thực hiện các bước cho tới khi thành thục và cho ra sản phẩm năng suất.

Thực hiện cách cho tiếp xúc với nái loại trong trại để tạo miễn dịch cho heo nái được dễ dàng và an toàn.

4. Tiêm ngừa và phối giống.

Tiến hành tiêm phòng là cách chăm sóc heo hậu bị để bà con yên tâm trong việc phối giống và tiêm ngừa. Hiểu rõ những đặc điểm sau để có chương trình tiêm hợp lý:

Tuổi phối giống thích hợp là 34-37 tuần tuổi.

Trọng lượng trung bình từ 130-150 Kg.

 Độ dày mỡ lưng đạt 15-16 mm.

 Số lần lên giống từ 2-3 lần, trong giai đoạn lên giống nên chăm sóc kỹ để tránh gây viêm nhiễm tử cung và ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai.

Thông thường chương trình vaccine khuyến cáo trên hậu bị trước khi phối:

Giai đoạn làm vacxin: > 25 tuần tuổi (> 100Kg) với mỗi con lợn nái hậu bị.

Khi nuôi nái hậu bị, một phương pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh là sử dụng vaccin E. coli cho heo nái. Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này tại đây: vacxin E. coli cho heo nái. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt kiến thức về công dụng và cách sử dụng vaccin E. coli để bảo vệ sức khỏe của heo nái hậu bị, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và cải thiện hiệu suất nuôi trong quá trình chăm sóc nái hậu bị.

Trên đây là những chia sẻ cách nuôi heo nái hậu bị cho bà con chăn nuôi heo. Qua bài viết này, chắc hẳn bà con đã có thêm kinh nghiệm quý giá trong việc nuôi, chăm sóc heo nái hậu bị thành công và năng suất. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bà con thông tin bổ ích, từ đây việc chăn nuôi trở nên hiệu quả.

Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/

Trần Viết Mạnh
Trần Viết Mạnhhttps://giacaphehomnay.vn/author/giacaphehomnay/
Xuất thân là một người con tây nguyên, sáng lập giacaphehomnay.vn mong muốn đem đến cho bà con nông dân những nội dung về nông nghiệp chất lượng nhất

Bài Viết Mới Nhất