Nội dung bài viết
Cau là một trong những loại cây phổ biến được sử dụng rất nhiều tại các lễ hội cưới hỏi,… Đây là một trong những loại cây có ý nghĩa phong tục rất lớn nên được sử dụng rất nhiều. Tại sao cau không đậu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay cách làm cho cau đậu quả trong bài viết này nhé.
Tại sao cau không đậu quả?

Cau là một trong những loại cây trồng khá lâu năm, đòi hỏi người chồng phải nắm rõ các kỹ thuật chăm sóc. Cau phát triển rất tốt nhưng không đậu quả nguyên nhân do đâu? Cây cau ra rất nhiều hoa nhưng không đậu quả có thể do thời tiết khắc nghiệt, làm giảm khả năng thụ phấn ở cây. Bên cạnh đó, cây cau không đậu quả có thể do bà con chưa biết cách bón phân đúng cách.
Cách làm cho cau đậu quả

Để cây cau đậu quả đầu tiên bạn cần phải biết kỹ thuật trồng chăm sóc cây hiệu quả để cây phát triển mạnh. Sau đó bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Bón phân cân đối và đúng liều lượng cho cây cau: Để cây phát triển và cho ra nhiều quả, bạn nên bón phân lân Kali, Bo, Magie trước khi cây cau nở hoa tầm 15 – 25 ngày. Khi bón phân bạn nên tưới nước cho cây vừa phải, tránh trường hợp để đất xung quanh gốc cây bị khô nứt nẻ. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà bạn tưới quá nhiều nước, tránh trường hợp cây cau bị bung đọt non.
- Trong giai đoạn cây cau ra hoa, bà con có thể phun thêm các hoạt chất flower 95 để tăng khả năng đậu quả ở cây. Để cây cau ra quả nhiều nhất, bà con lên phun ít nhất một lần một tuần. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng câu ra hoa nhưng không đậu quả, bà con có thể kết hợp phun thêm Toba Fruit 1, Canxi QX hoặc siêu Bo.
- Cây cau không đậu quả một phần là do đỏ xen non xuất hiện nhiều trong quá trình ra hoa. Do đó, bà con nên sử dụng thêm hoạt chất ức chế sự phát triển của đọt non như MKP 052, 034 phun 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày.
Cách bón muối cho cây cau giúp cau sai quả

Muối được sử dụng bón cau là muối epsom. Có ba cách bón muối cho cau như sau:
Bón lót khi trồng cau
Muối epsom được sử dụng như những loại phân bón lót thông thường khác khi trồng cau. Trước khi trồng cau, bạn nên bỏ một muỗng muối epsom vào chỗ trống rồi phủ một lớp đất mỏng lên, sau đó trồng cây.
Muối epsom giúp kích thích sự phát triển của bộ rễ và gia tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng giúp cho cây khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh.
Sử dụng như một loại phân bón cho cau
Sử dụng khoảng 1 muỗng muối epsom ( 5 – 10 gam) cho vào khoảng 4 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết rồi sử dụng hỗn hợp này để phun lên lá hoặc tưới gốc. Cách khoảng 4 tuần thì bạn nên tưới một lần để cây cau sinh trưởng, phát triển tốt, cho ra nhiều quả.
Muối epsom sẽ kích thích sự sinh trưởng của cây, giúp cây cho nhiều hoa. Bên cạnh đó, nó cũng kích thích sự phát triển của bộ rễ và gia tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh.
Bón muối khi cau sắp ra quả
Trước khi cau sắp ra quả, bạn cũng nên chăm bón cây để chất lượng quả tốt hơn. Bạn nên sử dụng một muỗng epsom (5 – 10 gam) với 20 gam vỏ trứng gà đã qua xử lý. Khi đó, muối epsom sẽ giúp cây vừa có khả năng hấp thụ magie, lưu huỳnh và canxi cực mạnh. Khi bón như thế, cây cau vừa khỏe, sinh trưởng nhanh, cho quả tốt bà hạn chế hiện tượng vàng lá, chống đổ ngả cho cây.
Để diệt côn trùng cho cây cau hay cỏ dại trong vườn, bạn dùng khoảng 40 gam muối epsom cho 1 lít dấm ăn và 20ml nước xà phòng để diệt cỏ dại và côn trùng hiệu quả, an toàn.
Bí quyết chăm sóc cau cho nhiều quả

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
Bà con cần phải cung cấp đủ nước cho cây cau, nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Phòng trừ cỏ dại: Bà còn nên phủ gốc cau bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Nên làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Kỹ thuật tỉa cành, tạo hình
Thường xuyên cắt tỉa bớt cành lá vàng, cành bị sâu bệnh.
Kỹ thuật bón phân cho cây cau
Bà con cũng nên đào hố, lót đáy hố bằng xỉ than (xỉ than tổ ong – chắc là dễ kiếm phải không bạn), cho một lượt đất mỏng lên, đặt cây vào. Đổ bột xơ dừa vào hố, vun xung quanh bầu đất rồi cho đất vào cho chặt. Bột xơ dừa vừa làm đất tơi xốp và cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp cây chóng ra rễ.
Tại sao cau không đậu quả? để trả lời cho câu hỏi này. Trên đây là tổng hợp một số cách làm cho cau đậu quả để bà con tham khảo, khắc phục tình trạng cau không đậu quả. Chúc bà con áp dụng thành công để có một vụ mùa bội thu