Nội dung bài viết
Cách ghép cây cà phê là phương pháp tối ưu, nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều hộ dân chưa nắm bắt được kỹ thuật ghép và cách chăm sóc cà phê sau khi ghép. Hãy cùng giacaphehomnay.vn tìm hiểu hướng dẫn ghép chồi cà phê để bà con nắm vững kỹ thuật, áp dụng cho vườn cà phê của gia đình mình ngay trong bài viết này nhé.
Chuẩn bị dụng cụ để thực hiện ghép cây cà phê

Khi áp dụng kỹ thuật ghép cành cà phê, bạn cần phải chuẩn bị các dụng cụ sau: dao dọc hoặc kìm cắt ghép cành chuyên nghiệp, băng quấn dây kép (thông thường sử dụng cuộn ni lông hoặc sử dụng các bao ni lông nhỏ) chồi ghép không sâu bệnh và gốc ghép có cảnh trồi lên khoảng 25 đến 30 cm.
Khi bạn đã nắm vững kỹ thuật ghép cây cà phê, việc theo dõi tình hình thị trường cà phê là một yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định thông minh. Để nắm bắt thông tin về giá cà phê hiện tại và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, bạn có thể tìm hiểu thêm về chủ đề “Giá cà phê hôm nay“.
Tiêu chuẩn chọn gốc và chồi ghép

Tiêu chuẩn chọn gốc ghép
Với những cây được chọn làm gốc ghép thì cành cà phê phải cần những cây khỏe mạnh, không mắc bệnh và có khả năng kháng bệnh tốt. Gốc ghép phải có đường kính từ 3 – 4mm, cao ít nhất khoảng 30 cm. Tốt nhất, bạn nên chọn những gốc thẳng để tốt cho sự phát triển của cây cà phê sau này.
Tiêu chuẩn chọn chồi ghép
Đối với chồi ghép, bạn có thể chọn bất cứ chồi nào để tiến hành kỹ thuật ghép cà phê. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên chọn những cành nằm ở vị trí có nhiều nắng, đón ánh sáng trực tiếp và có chiều dài từ 5 – 10 cm thì chồi ghép sẽ ít bị bệnh.
Quy trình ghép chồi cây cafe

Cách ghép chồi cà phê rất đơn giản mà bạn có thể thực hiện chỉ với vài bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị gốc ghép, sau đó cắt bỏ phần gốc ghép để lại một đoạn từ 5 – 7cm để tiến thành ghép. Sau đó, bạn dùng dao, chẻ đôi phần chồi để làm gốc ghép với độ dài từ 2 đến 3,5 cm.
- Bước 2: Bạn cần chuẩn bị chồi ghép, Chồi ghép sẽ lấy khoảng 3 mắt, tính từ mắt thứ ba để lấy được phần chồi ghép từ 5 – 7 cm. Sau đó, bạn giữ lại phần chồi, ghép một cặp lá bánh tẻ, còn lại sẽ bỏ bớt để phần chồi ghép nhanh chóng áp vào phần gốc ghép hơn.
Khi thực hiện bước ghép chồi ghép cành cà phê này bạn cần phải lưu ý: Phần gốc ghép và phần chồi phải vừa khít với nhau nên bạn cần phải khéo léo mới có thể tạo được phần ghép hoàn hảo.
- Bước 3: Tiến hành ghép phần gốc và phần chồi với nhau. Bạn đặt phần chồi ghép vào gốc đã trẻ, sau đó dùng cuộn băng ni lông để cố định lại phần ghép. Sau khi đã cố định phần ghép, bạn cần dùng một phần ni lông, bọc lại vào phần ngọn của chổi ghép và gốc ghép. Sau đó bạn chờ từ 20 đến 30 ngày là phần chồi ghép bắt đầu phát triển. Và đó là cách ghép chồi cà phê hiệu quả và chất lượng.
Sau khi bạn đã thành thạo kỹ thuật ghép cây cà phê, việc chăm sóc cây sau khi thu hoạch cũng là một phần quan trọng trong quy trình trồng cà phê. Để tìm hiểu cách chăm sóc cây cà phê sau khi thu hoạch một cách hiệu quả, bạn có thể xem thông tin chi tiết trong chủ đề “Cách chăm sóc cây cà phê sau khi thu hoạch“.
Những yếu tố và Lưu ý khi ghép cà phê
Ghép chồi Ghép
Kỹ thuật ghép cành cà phê bằng cách mua chồi, bạn cần phải lưu ý một số điều sau:
- Cần mua chồi ở những nơi uy tín, đạt tiêu chuẩn
- Chồi ghép có tỉ lệ sống cao, cần được lấy từ ngọn hoặc thân chồi
- Chồi cà phê đạt độ dài từ 4 đến 5 cm
- Khi cắt chồi, bà con cần phải bảo quản tránh để chồi bị héo thiếu nước
- Chổi ghép bắt buộc lấy ít nhất 7 – 10 ngày sau khi bón phân
- kỹ thuật ghép chồi cà phê phải đúng
Cưa cây để ghép chồi
Khi áp dụng kỹ thuật ghép chồi cà phê khi cưa cây bạn cần phải lưu ý:
- Dọn sạch vườn, tỉa toàn bộ những cành già của cây trước khi ghép để tăng sự phát triển của chồi sau khi ghép
- Nên cưa cây sáp mặt đất khoảng 30 – 35cm, mặt cắt nghiêng 45° theo hướng đông hoặc Đông Bắc
- Sau khi cưa cây non, phải gom toàn bộ những cành bỏ ở dưới đất và tới đất thật tơi xốp
- Thời điểm cưa cây tốt nhất là vào khoảng từ tháng 3 tháng 4
Ưu và nhược điểm của cách ghép cây cà phê

Ưu điểm
- Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhờ vào sự phát triển của gốc ghép
- Cây phát triển nhanh, mạnh và đem lại năng suất cao, nhờ vào cây cho ra hoa sớm, do có thể tiếp tục phát triển trong quá trình phát triển của gốc ghép
- Cách ghép cây cafe giữ được đặc tính của cây ghép trong nhiều mùa vụ.
- Tăng cường khả năng chịu đựng của cây, ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu.
Nhược điểm của cây cà phê ghép
Khi áp dụng cách ghép cành cà phê đòi hỏi bạn cần phải có kỹ thuật ghép tốt, nên sử dụng các dụng cụ chuyên nghiệp để có ghép chồi cà phê dễ dàng hơn.
Phân loại cách ghép cây cà phê
Hiện nay, có hai Kỹ Thuật ghép cây cà phê để bạn có thể lựa chọn cụ thể:
- Cách ghép cây cà phê thông thường (ghép có chụp)
- Cách ghép chồi cà phê cải tiến (ghép không chụp)
Trên đây là một số thông tin hướng dẫn bạn cách ghép cây cà phê để tăng năng suất cũng như sản lượng cà phê. giacaphehomnay.vn hi vọng những thông tin trên hữu ích giúp bạn áp dụng thành công kỹ thuật ghép cây cà phê khi trồng và chăm sóc cà phê.