Nội dung bài viết
Cách chăm sóc sầu riêng không phải ai cũng thuần thục và làm thế nào cho cây phát triển một cách tốt nhất? Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn kỹ thuật chăm sóc sầu riêng để giúp cây phát triển một cách tối đa nhé.
Cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng con
Đầu tiên bài viết sẽ đề cập đến kỹ thuật trồng cây sầu riêng con. Khi trồng nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vậy đó là những yếu tố nào?
Điều kiện, sinh lý
Đầu tiên ta phải kế đến là điều kiện sinh lý. Hầu hết đối với giống sầu riêng, nó sẽ thích nghi với:
- Nơi có khí hậu nóng ẩm kết hợp với độ ẩm cao trong không khí.
- Thứ 2 là loài cây không phù hợp với tiết trời nóng và khô hanh.
- Nếu trong giai đoạn trái sầu chín mà mưa nhiều thì cơm sẽ rất nhão.
- Không nên trồng ở những nơi có đất phèn, mặn và úng.
- Một điều nữa khi chăm sóc sầu riêng là loài cây này không chịu được gió mạnh.

Chọn giống
Kỹ thuật thứ hai là việc chọn giống trồng sầu riêng. Đây không phải loại cây tự thụ phấn mà nó sẽ nhờ con trồng. Do đó thông thường mọi người sẽ trồng bằng cách cây ghép cành hoặc là ghép mắt.
Áp dụng kỹ thuật ghép
Thứ ba trong việc chăm sóc sầu riêng chính là áp dụng các kỹ thuật ghép khác nhau. Đối với gốc ghép sẽ được ươm từ những hạt sầu riêng thường. Còn với việc ghép cành hay mắt thì sẽ được chọn từ những cây mẹ.
Hố trống
Đối với việc trồng sầu thì mọi người sẽ thường đào hố. Hố sẽ có kích thước là 60x60x60 cm. Trước khi trồng các bạn cần phải bón lót từ 15 đến 20kg hữu cơ, cùng với 0,5kg super lân kết hợp với 200g NPK.
Cách trồng sầu riêng con
Chúng ta đến với cách trồng sầu sao cho hiệu quả nhất:
- Trước khi trồng từ 10 đến 15 ngày, các bạn cần phải đảo với hỗn hợp đất và phân để dùng lấp hố.
- Bước thứ 2 hãy đào giữa hố 1 lỗ sao cho vừa với gốc của cây con.
- Các bạn xé bầu một cách cẩn thận sao cho không bị vỡ
- Tiếp theo đặt cây vào hố và bắt đầu các bước lấp đất.
- Khi trồng xong nên cắm cọc để giữ cây con không bị đổ.
Để biết thêm về cây sầu riêng và kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con, hãy truy cập vào đường dẫn sau đây: Cây sầu riêng con. Bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn về việc chọn giống, chuẩn bị đất và các phương pháp chăm sóc cây trong giai đoạn đầu. Đừng bỏ lỡ cơ hội để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc cây sầu riêng con thông qua đường link trên.
Quy Trình Chăm Sóc Sầu Riêng
Nội dung tiếp theo chúng ta cùng đến với kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng mà không phải ai cũng biết như sau:
Chăm sóc sầu riêng con
Khi chăm sóc cây sầu riêng con, các bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nên trồng gần những cây có thể che bóng cho cây con. Và đặc biệt độ che không nên quá 50%.
- Khi trời nắng hạn các bạn cần tưới nước cho cây con thường xuyên để giảm tỷ lệ cây bị thiếu nước dẫn đến chết rễ.
- Đầu mùa khô nên rải rỏ rác ở xung quanh gốc cây nhằm giữ ấm được cho cây.

Bón phân cho sầu riêng
Thứ hai trong việc chăm sóc sầu riêng chính là bón cho cây. Đối với những cây đang trong giai đoạn còn non thì nên bón từ 5 đến 10kg phân hữu cơ kết hợp với loại phân vô cơ.
Đối với loại cây đã cho ra trái ổn định thì các bạn nên bón phân cho cây 3 lần để giúp cây phát triển:
- Lần 1: Sau khi thu hoạch tỉa cành nên bón 1 lượng phân từ 10 đến 20kg phân hữu cơ.
- Lần 2: Canh cho cây trước khi ra hoa từ 30 đến 40 ngày thì nên bón từ 2-3kg phân NPK để thúc cây ra hoa.
- Lần 3: Khi trái bắt đầu lớn thì hãy bón từ 2 đến 3kg NPK giúp cây phát triển.
Trồng các cây chắn gió, che bóng
Cách chăm sóc sầu riêng tiếp theo các bạn nên trồng một số loại cây chắn gió và có khả năng che bóng mát như là cây keo lai hoặc là xà cừ,… nên tránh trồng các loại cây như đu đủ, dứa, ca cao,….
Tỉa cành, tạo tán cho sầu riêng
Khi thực hiện việc tỉa cành và tạo tán cho sầu riêng thì các bạn nên biết được một vài kỹ năng như sau:
- Nên tỉa những cành mọc từ gốc ghép hay là mọc đứng.
- Đối với những cành ốm yếu chỉ nên để một ngọn
- Nên tỉa những cành bí sâu bệnh.
- Các cành mọc gần mặt đất thì nên để cành thấp nhất và mang trái ở trên 1 mét.
Phòng trừ sâu bệnh hại, côn trùng
Cuối cùng trong việc chăm sóc sầu riêng là các bạn nên phòng trừ sâu bệnh ví dụ như loại rầy phấn. Đây là một loại đối tượng có hại cho cây sầu riêng. Chúng sẽ hút các lá non và khi bị hại thì lá sẽ có đặc điểm bị khô, cong lại và bắt đầu bị rụng.

Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây như việc ra hoa và đậu trái. Đặc biệt loại sâu bệnh này sẽ phát triển vào những tháng nắng. Để giảm thiểu tình trạng này các bạn nên phun nước thường xuyên để tránh tình trạng chúng tạo thành ấu trùng.
Kết luận
Để biết thêm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch, hãy truy cập vào đường dẫn sau đây: Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Bạn sẽ tìm hiểu về cách bảo quản, lưu trữ và xử lý quả sầu riêng để đảm bảo chất lượng và giữ được vị ngon của nó. Hãy sử dụng đường link trên để nắm bắt những bí quyết chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch một cách hiệu quả.
Như vậy qua bài viết vừa rồi chúng ta vừa tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc sầu riêng. Nếu các bạn muốn biết thêm nhiều bài viết khác hãy thường xuyên theo dõi và cập nhật chúng tôi nhé.