Trang chủTin Tức#1 Kỹ Thuật & Cách Chăm Sóc Lúa Mùa Hiệu Quả Nhất...

#1 Kỹ Thuật & Cách Chăm Sóc Lúa Mùa Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Date:

Cách gieo trồng và chăm sóc lúa đúng cách rất quan trọng, quyết định đến chất lượng cây lúa và năng suất. Chuẩn bị cho vụ mùa sắp tới, bà con hãy cập nhật những kiến thức trồng và cách chăm sóc cây lúa nước mới hiệu quả nhất nhé.

Chăm sóc lúa tốt giúp tăng năng suất và chất lượng
Chăm sóc lúa tốt giúp tăng năng suất và chất lượng

Cách chăm sóc lúa theo đợt

Sự sinh trưởng của cây lúa nước gồm 3 thời kỳ là: thời kỳ lúa sinh trưởng sinh dưỡng, thời kỳ lúa sinh trưởng sinh thực và thời kỳ lúa chín. Mỗi thời kỳ cây lúa lại yêu cầu chăm sóc, dinh dưỡng khác nhau. Do đó, cách chăm sóc cũng phải thực hiện phù hợp theo 3 đợt, cụ thể như sau:

Chăm sóc lúa đợt 1 (Bao gồm nước, phân và thuốc bảo vệ thực vật (cỏ và sâu bệnh hại)

Cách chăm sóc cây lúa đợt 1 tương ứng với thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây, cụ thể là từ khi giao xạ đến giai đoạn thân cây đẻ nhánh, lóng thân và lá phát triển. Yêu cầu cách chăm sóc cây lúa nước đợt 1 bao gồm các yếu tố sau nhằm giúp cây lúa phát triển tốt, có số nhánh chuẩn cao, nhánh to và khỏe để sau này ra hoa và hạt nhiều.

  • Nước: Cần duy trì mực nước trong ruộng vừa ngập gốc lúa, nhất là khi bón thúc để phân bón hòa tan tốt, cây lúa dễ hấp thu, ngoài ra cũng tạo độ ẩm để cây lúa đẻ nhánh. Khi cây lúa chuẩn bị đón đòng sang thời kỳ sinh trưởng 2 thì cần thoát nước phơi khô ruộng để cây cứng cáp.
  • Phân: Cần bón phân cân đối hợp lý, đầy đủ và kịp thời, nhất là thời điểm khi lúa đẻ nhánh. Cây được cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ có nhiều nhánh toa khỏe, ít nhánh vô hiệu.
  • Thuốc bảo vệ thực vật: Sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại như sâu cuốn lá, sâu đục thân,… có thể gây hại tới lá và nhánh lúa.
Chăm sóc cây lúa đợt 1 tương ứng với giai đoạn cây sinh trưởng sinh dưỡng
Chăm sóc cây lúa đợt 1 tương ứng với giai đoạn cây sinh trưởng sinh dưỡng

Ngoài ra cần lưu ý làm sạch cỏ dại trong và xung quanh ruộng lúa có thể cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với cây lúa.

Chăm sóc lúa đợt 2 (Bao gồm nước , phân và thuốc bảo vệ thực vật (cỏ và sâu bệnh hại)

Cách trồng và chăm sóc cây lúa đợt 2 tương ứng với thời kỳ sinh trưởng sinh thực, nghĩa là từ khi cây phân hóa mầm hoa đến trổ bông và thụ tinh. Giai đoạn này quyết định đến năng suất lúa nên cần lưu ý chăm sóc thích hợp, mục tiêu là đạt số bông hữu hiệu cao, ít hạt lép.

  • Nước: cần duy trì mực nước trong ruộng vừa phải, đủ giữ ẩm cho cây lúa, không nên để nước quá nhiều ngập cây và bông lúa.
  • Phân: cần bón cân đối hợp lý, đúng lúc cây lúa chuẩn bị phân hóa đòng và phân hoa để tạo điều kiện cho cây tạo ra số lượng hoa và bông hữu hiệu nhiều, đòng và bông to khỏe, tỷ lệ thụ phấn cao.
  • Thuốc bảo vệ thực vật: Thời kỳ sinh trưởng sinh thực là thời kỳ mẫn cảm, cây lúa rất dễ bị tấn công bởi các loại sâu bệnh hại, do đó bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên và phun thuốc bảo vệ thực vật tiêu diệt loại sâu bọ tương ứng gây hại.

Giai đoạn này, bà con cũng lưu ý dọn những cây cỏ dại trong ruộng hoặc bờ ruộng lấy chất dinh dưỡng của cây lúa để ngăn ngừa sâu bệnh hại.

Chăm sóc lúa đợt 3 (Bao gồm nước , phân và thuốc bảo vệ thực vật (cỏ và sâu bệnh hại)

Chăm sóc đợt 3 tương ứng với thời kỳ lúa chín, bắt đầu từ khi lúa chín sữa đến chín hoàn toàn. Thời kỳ này chất khô đang tích lũy từ thân lá về hạt nên nếu chăm sóc tốt, bà con có thể đạt được năng suất tốt nhờ số hạt chắc lớn và trọng lượng hạt lúa cao.

  • Nước: Cần giữ mực nước vừa phải để ruộng không bị khô hạn, đủ ấm, lưu ý rút nước ruộng khô vào cuối giai đoạn lúa chín khoảng trước thu hoạch 10 – 12 ngày, việc này giúp cây lúa đứng thẳng, dễ thu hoạch.
  • Phân: Cần bón phân bổ sung dinh dưỡng phù hợp để cây tích lũy chất khô, nuôi hạt lúa to chắc, trọng lượng cao (Nên ưu tiên bón các loại phân có hàm lượng Kali cao).
 Chăm sóc lúa đợt 3 cần đặc biệt lưu ý về mực nước trong ruộng
Chăm sóc lúa đợt 3 cần đặc biệt lưu ý về mực nước trong ruộng
  • Thuốc bảo vệ thực vật: bà con thường xuyên kiểm tra tình trạng ruộng đồng, phát hiện sớm sâu bệnh để xử lý kịp thời.

Như vậy, cách chăm sóc ở mỗi thời kỳ là khác nhau bởi đặc điểm sinh trưởng khác nhau. Bà con nên lưu ý chăm sóc phù hợp để đáp ứng nhu cầu của cây mỗi giai đoạn, đạt năng suất cao nhất.

Khi nói về chủ đề chăm sóc lúa, cũng có thể quan tâm đến loại cây lúa cụ thể như lúa mạch. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lúa mạch để hiểu về đặc điểm và thông tin liên quan đến loại cây này. Điều này sẽ giúp bạn áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp cho lúa mạch, đảm bảo sự phát triển và năng suất tối ưu của cây trong quá trình trồng và chăm sóc.

Kỹ thuật chăm sóc lúa cơ bản

Quy trình trồng lúa gồm nhiều giai đoạn từ chọn giống, chuẩn bị đất đến bón phân, quản lý nước,… mới đến thu hoạch. Bà con nắm và thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc cây lúa sẽ giúp cây lúa khỏe, dễ thu hoạch và đạt năng suất cao nhất.

Dưới đây là những kỹ thuật chăm sóc lúa mùa cơ bản chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con:

Kỹ thuật chọn giống lúa

Giống lúa tốt là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến chất lượng của lúa và năng suất gieo trồng. Cần lựa chọn các giống lúa tốt, bông to, sạch bệnh, năng suất cao, phù hợp với mùa vụ cũng như điều kiện gieo trồng, khí hậu tại địa phương.

Nước ta hiện nay có rất nhiều giống lúa được nghiên cứu, cải tiến thường xuyên, phổ biến như các giống: RVT, Nàng thơm Chợ Đào, Nếp cái hoa vàng, M6, HS118, OM 4900, OM 4059,…

Kỹ thuật gieo sạ

Có 2 cách bà con có thể chọn là gieo cấy (phổ biến ở miền Bắc) và gieo sạ thẳng (phổ biến ở miền Nam). Bà con có thể cơ giới hóa bằng cách gieo sạ lúa bằng máy móc để tiết kiệm thời gian và tăng năng suất.

Hiện có nhiều máy móc hỗ trợ chăm sóc lúa thời kì gieo sạ
Hiện có nhiều máy móc hỗ trợ chăm sóc lúa thời kì gieo sạ

Kỹ thuật bón phân

Bón phân cần lựa chọn loại phân phù hợp với từng giai đoạn bao gồm:

  • Phân bón lót: trước khi gieo sạ.
  • Phân bón đợt 1: sau khi sạ từ 7 – 10 ngày.
  • Phân bón đợt 2: sau khi sạ từ 18 – 22 ngày.
  • Phân bón đợt 3: sau khi sạ từ 45 – 50 ngày (giai đoạn lúa nuôi chồi).
  • Phân bón đợt 4: Cây lúa được 59 – 62 ngày (giai đoạn lúa nuôi hạt).

Kỹ thuật cung cấp nước tưới

Với sự phát triển của cây lúa nước thì nước tưới có vai trò đặc biệt quan trọng, bà con kiểm soát nước tưới tốt phù hợp với từng giai đoạn sẽ đạt được năng suất cao, hạt chắc, dễ thu hoạch.

Việc cung cấp nước tưới cũng cần điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa nước như sau:

  • Giai đoạn cây con: cần để mặt ruộng khô nước khi gieo sạ, đến khi lúa mọc mầm ổn định đến khi đẻ nhánh cây thì duy trì mực nước từ 1 – 3 cm trên mặt ruộng.
  • Giai đoạn lúa đẻ nhánh: thường rơi vào khoảng 15 – 20 ngày kể từ ngày gieo sạ đến khi lúa đứng cái làm đòng, bà con thực hiện tưới nước xen kẽ bằng cách bơm nước vào ruộng cao khoảng 5cm rồi để nước tự cạn. Đến khi mặt ruộng khô nứt nhẹ thì tiếp tục bơm nước như vậy.
  • Giai đoạn lúa đứng cái làm đòng: Bà con cần đặc biệt lưu ý duy trì mực nước ruộng khoảng 5cm trong suốt thời kỳ này, tuyệt đối không để ruộng khô nước.
Cần duy trì nước trong suốt giai đoạn chăm sóc cây lúa 
Cần duy trì nước trong suốt giai đoạn chăm sóc cây lúa
  • Giai đoạn lúa chín và thu hoạch: tháo cạn nước trước khi thu hoạch khoảng 10 – 12 ngày để cây lúa cứng và dễ thu hoạch.

Kỹ thuật xử lý sâu bệnh gây hại

Có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại cho cây lúa ở mỗi giai đoạn lúa phát triển, do vậy việc kiểm tra đồng thường xuyên là rất quan trọng để phát hiện sớm và xử lý sâu bệnh.

  • Sâu đục thân bướm 2 chấm: thường phá hoại thân cây ở tất cả giai đoạn lúa phát triển, dấu hiệu là cây bị héo, gãy, khô từ trong thân.
  • Sâu cuốn lá: ăn trụi lá lúa khiến cây không thể phát triển được, dấu hiệu là các lá lúa bị ăn trụi hoặc cuốn bên trong có sâu làm tổ.
  • Châu chấu, cào cào: đây là loại côn trùng đặc biệt nguy hiểm và gây hại cho cây lúa, chúng thường di chuyển thành đàn lớn ăn các cây lúa, lá lúa. Thời điểm chúng gây hại mạnh nhất là từ 6 – 10 giờ sáng và 3 – 5 giờ chiều.
  • Rầy nâu: Rầy nâu có thể xuất hiện ở bất cứ thời kỳ cây lúa phát triển nào nhưng nhiều nhất là khi cây lúa đẻ nhanh, dấu hiệu là các vết màu nâu trên thân và lá lúa.
  • Bệnh đạo ôn: triệu trứng là lá lúa xuất hiện các hình thoi, nặng hơn thì lá bị cháy khô.
  • Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: dấu hiệu là lá cây lúa chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt rồi khô héo.

Kỹ thuật xử lý sâu bệnh gây hại trên cây lúa là bà con cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, đồng thời thăm đồng thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời.

Trên đây là những kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa cơ bản, hy vọng sẽ giúp bà con có một vụ mùa bội thu.

Khi nói về chủ đề chăm sóc lúa, cũng có thể quan tâm đến loại cây lúa cụ thể như lúa mì. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lúa mì để hiểu về đặc điểm và thông tin liên quan đến loại cây này. Điều này sẽ giúp bạn áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp cho lúa mì, đảm bảo sự phát triển và năng suất tối ưu của cây trong quá trình trồng và chăm sóc.

Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/

Trần Viết Mạnh
Trần Viết Mạnhhttps://giacaphehomnay.vn/author/giacaphehomnay/
Xuất thân là một người con tây nguyên, sáng lập giacaphehomnay.vn mong muốn đem đến cho bà con nông dân những nội dung về nông nghiệp chất lượng nhất

Bài Viết Mới Nhất