Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
Trang chủTin Tức#1 Kỹ Thuật & Cách Bón Phân Cho Lúa Hiệu Quả Cao

#1 Kỹ Thuật & Cách Bón Phân Cho Lúa Hiệu Quả Cao

Date:

Cách bón phân cho lúa như thế nào mới được coi là đúng kỹ thuật và đảm bảo mang lại được năng suất cao nhất? Đây là những vấn đề mà người dân đặc biệt quan tâm. Để trả lời được câu hỏi trên hãy cùng tham khảo qua bài viết bên dưới đây của giacaphe ngay bây giờ nhé!

Kỹ thuật và cách bón phân cho lúa theo thời điểm

Dưới đây là những thời điểm mà bà con cần ghi nhớ để thực hiện bón phân sao cho đúng thời điểm, đạt năng suất cao:

Bón phân lót trước khi gieo sạ 

Trong giai đoạn này, đối với kỹ thuật bón phân cho lúa nhà nông cần phải kết hợp làm đất và bón phân trước gieo sạ 1 tuần để cho phân bón hòa vào đất ruộng. Bà con có thể dùng các loại phân chuồng và phân lân kèm phân đạm và kali để lót. Lưu ý đối với các giống ngắn ngày nên bón nhiều kali để cho lúa được bổ sung sớm để kích thích đẻ thêm nhánh. Đối với lúa cấy mạ, bà con nên bón lót khoảng ⅓ cho đến ⅔ lượng đạm cho ruộng.

Để đất được phục hồi được hiệu quả, nhà nông nên lựa chọn những loại phân bón có nguồn gốc tự nhiên; và kết hợp bổ sung lượng vi sinh hợp lý để dinh dưỡng ở trong đất phân giải nhanh chóng. Bà con có thể sử dụng loại phân bón hữu cơ vi sinh như DTOGNfit để bón lót trước gieo sạ.

Cách bón phân cho lúa làm sao để đạt được năng suất cao nhất?
Cách bón phân cho lúa làm sao để đạt được năng suất cao nhất?

Bón thúc để lúa phát triển nhiều nhánh 

Sau khi mầm rễ bám đất và bắt đầu phát triển ra các lá mầm. Cách bón phân cho cây lúa hợp lý là thời điểm sau khi sạ 7 ngày; và lúa bắt đầu đẻ ra nhánh từ ngày thứ 15. Trong giai đoạn này lúa cần có đạm để đẻ nhánh nhanh, lượng đạm bón thúc cho lúa chiếm tới 70% lượng đạm cả vụ.

Bón thúc lần 1: lúa sau sạ được 7-10 ngày cần đạm để phát triển nhanh. Ngoài ra, nhà nông cũng cần bổ sung thêm các dưỡng chất khác cho lúa như lân, kali để lúa tăng sức đề kháng cho cây, chống sâu bệnh. 

Bón thúc lần 2: lúa bắt đầu đẻ nhánh vào ngày thứ 15 cần bón thúc bổ sung đạm; kết hợp các loại như lân, kali cùng với các chất vi sinh khác. 

Bón phân đón đòng

Giai đoạn sau khi sạ 35 ngày đối với lúa ngắn ngày và sau sạ 50 ngày đối với lúa dài ngày được coi là thời điểm thích hợp để bón thúc đón đòng. Trong thời gian lúa đón đòng trổ sẽ quyết định năng suất cho cả mùa vụ do đó bàn con cần phải có cách bón phân cho cây lúa hợp lý. Bà con nên kết hợp các loại phân đạm với phân kali để hỗ trợ lúa cứng cây. Đối với giống lúa dài ngày, cần phải chú trọng lượng kali ở trong giai đoạn này sẽ giúp cây lúa trổ bông và nuôi hạt tốt hơn. Thăm đồng và đo pH đất ruộng để có thể kiểm soát đất kiềm, đất phèn nếu gặp trường hợp mưa nhiều.

Để lúa được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất chuẩn bị nuôi hạt, nhà nông cũng nên bón kết hợp đạm, lân và đặc biệt cần chú trọng hàm lượng kali.

Bà con nên để ý từng thời điểm để có cách bón phân cho lúa
Bà con nên để ý từng thời điểm để có cách bón phân cho lúa

Bón phân để nuôi hạt

Đối với cách bón phân lúa để nuôi hạt người dân nên tiến hành phun phân bón lá từ 1 đến 2 lần giúp tăng được số lượng hạt chắc. Đây là thời kỳ bón phân rất quan trọng nếu như chúng ta trồng lúa ở những đất có chế độ giữ phân kém. 

Do đó bà con nên nắm bắt kỹ về những công thức bón phân để có thể vừa mang lại hiệu quả, mà vẫn có thể tiết kiệm tối đa chi phí.

Ngoài ra người nông dân có thể sử dụng loại phân như NPK Max One F2, lượng phân bón là 12-15kg/1000m2/lần

Cách xác định và cây lúa cần bón phân hợp lý

Nhu cầu của lúa hay tính trạng của đất trồng được biểu hiện rõ, nhà nông có thể tự mình quan sát được. Với lúa, nhu cầu dinh dưỡng thể hiện rất rõ qua lá lúa; bà con có thể dựa vào bảng so màu của lá lúa để bón đúng phân cho lúa. Với đất trồng thì bà con có thể cân bằng nồng độ ở trong đất bằng dụng cụ đo độ pH cho đất.

Thực hiện đo nồng độ pH và bổ sung phân bón

Độ pH chính là thước đo độ axit hoặc là độ kiềm của đất. Đối với canh tác nông nghiệp, thì độ pH đặc biệt ảnh hưởng rất nhiều đến dinh dưỡng trong đất và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây trồng. 

Phạm vi pH tối ưu và thích hợp cho cây lúa phát triển từ 5 đến 7.

Đất phèn có độ pH <5 thì sẽ có tính axit rất mạnh. Axit trong đất làm hạn chế sự phát triển và suy giảm chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng của bộ rễ. Hơn thế, cây lúa trồng ở trên đất phèn thường sẽ thiếu các chất dinh dưỡng như nitơ, phospho, calci, kali, và magnesi.

Đất kiềm có độ pH >7 trong đất kiềm chứa rất nhiều Canxi, Kali , Magie, rất khó hòa tan; sẽ làm ức chế khả năng sinh trưởng của các vi sinh vật có lợi; hạn chế những quá trình phân giải chất dinh dưỡng. Đối với lúa trồng trên đất kiềm sẽ bị ảnh hưởng đến tỷ lệ trổ bông, lá non bị vàng úa, thối rễ và sẽ chết cây.

Bón phân cho lúa cần thực hiện đúng kỹ thuật
Bón phân cho lúa cần thực hiện đúng kỹ thuật

Xác định nhu cầu dinh dưỡng dựa vào bảng màu

Đối với kỹ thuật bón phân cho cây lúa bạn có thể xác định nhu cầu dinh dưỡng dựa vào bảng màu. Lúa sau sạ đến lúa phát triển thành lá mạ, bà con có thể sử dụng bảng so màu lá lúa để xác định được thời điểm bón phân cho lúa; cũng như cung cấp được dưỡng chất cho lúa. Trước 3 thời điểm để bón phân hợp lý lúa sau sạ, người nông dân tiến hành đo màu lá lúa:

Xác định thời điểm bón thúc: thực hiện đo lúa sau sạ khoảng 15 ngày

Xác định thời điểm bón thúc đón đòng: thực hiện đo lúa sau sạ 40 ngày

Xác định thời điểm bón nuôi hạt: thực hiện đo khi lúa đã trổ đòng, đang vào chắc

Có thể xác định dinh dưỡng bằng cách bón phân cho lúa ra sao
Có thể xác định dinh dưỡng bằng cách bón phân cho lúa ra sao

Kỹ thuật bón phân cho lúa hiệu quả

Bón phân lúa hiệu quả có nhiều cách nhưng chủ yếu 3 cách sau đây: 

Bón bề mặt là một phương pháp rất phổ biến và hiệu quả đối với các loại phân đạm hiện nay. Nếu là phốt pho thì sẽ ít hiệu quả hơn bạn có thể dùng tay để rắc đều ở trên bề mặt. Nếu là dòng phân bón hữu cơ thì nên lấp đất lên hoặc hãy trộn đều với đất bề mặt.

Bón cho đất: Đây là một phương pháp rất phù hợp cho các loại phân hòa tan, ví dụ như dòng phân phốt pho và kali. Có thể đưa phân vào các lỗ hoặc vào các rãnh xung quanh cây trồng, sau đó hãy dùng nước tưới để phân ngấm nhanh vào trong đất hơn.

Phun lá: Đây là phương pháp rất hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất là bón phân có giàu hàm lượng sắt và kẽm hoặc các nguồn đạm ít quan trọng đối với cây trồng nhưng lại là phương án rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây trồng có thể nhận được nhất là phốt pho và kali.

Bón phân cho lúa đúng kỹ thuật sẽ mang lại năng suất cao
Bón phân cho lúa đúng kỹ thuật sẽ mang lại năng suất cao

Trên đây là những thông tin về cách bón phân cho lúa mà giacaphe muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua đó sẽ cung cấp thêm cho bà con những kinh nghiệm để chăm sóc lúa tốt hơn đạt năng suất cao. Ngoài ra để biết thêm những thông tin về trồng trọt chăn nuôi bạn hãy thường xuyên ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật tin tức nhanh chóng nhất nhé.

Trần Viết Mạnh
Trần Viết Mạnhhttps://giacaphehomnay.vn/author/giacaphehomnay/
Xuất thân là một người con tây nguyên, sáng lập giacaphehomnay.vn mong muốn đem đến cho bà con nông dân những nội dung về nông nghiệp chất lượng nhất

Bài Viết Mới Nhất

Cỏ Lạc Tiên Là Gì? Tất Tần Tật Về Cây Cỏ Lạc Tiên

Cỏ lạc tiên được biết đến như một loại...

Vỏ Đậu Phộng Có Những Công Dụng Gì?

Đậu phộng là một trong những món ăn đã...

Kỹ thuật & Cách Trồng Lạc Vụ Hè Thu Ở Miền Bắc Hiệu Quả

Lạc là loại cây trồng mang đến kinh tế...