Trang chủKiến Thức Chăn NuôiHeoHeo Nái Thiếu Canxi Và Bổ Sung Canxi Cho Heo Nái

Heo Nái Thiếu Canxi Và Bổ Sung Canxi Cho Heo Nái

Date:

Đối với việc bảo đảm một nền tảng sức khỏe tốt cho heo nái nhà bạn vẫn là công việc đòi hỏi kỹ thuật cao. Vậy bổ sung canxi cho heo nái đối với từng loại bệnh sẽ như nào? Liệu có cần thiết không? Hãy cùng chúng mình giải đáp trong bài viết dưới đây nhé! 

Heo Nái Thiếu Canxi Và Bổ Sung Canxi Cho Heo Nái

Heo nái thiếu canxi là vấn đề đáng báo động đối với những hộ dân chăn nuôi. Trước hết nhận thấy, canxi đóng góp vai trò khá lớn và cần được bổ sung liều lượng chuẩn đáp ứng nhu cầu của heo. 

Heo Nái Thiếu Canxi là gì
Heo Nái Thiếu Canxi là gì

Vai trò của canxi với heo nái 

Canxi đóng một vai trò quan trọng khi nhắc đến và là yếu tố không thể thiếu đối với heo nái. Đó là nhu cầu thiết yếu để góp phần vào quá trình tối ưu hóa sự phát triển và sinh sản. Canxi đóng vai trò trong việc tạo xương; phát triển và hoàn thiện cấu trúc của phần xương; cung cấp cho bào thai lượng dưỡng chất kịp thời. Canxi đầy đủ sẽ giúp cân bằng hệ thần kinh, điều hoà các hoạt động xung quanh cơ thể, giúp quá trình đông máu, tạo sữa, giúp hấp thu hợp chất sắt, điều chỉnh các muối vô cơ có trong cơ thể: Na, K, Mg, …

Lượng canxi cần thiết bổ sung 

Việc cung cấp Canxi một cách hợp lý sẽ giúp tạo khung xương trên cơ thể theo hướng nhanh cho heo nái. Nếu ổ đẻ của heo nái có từ 11 con trở lên thì cần nhu cầu hàm lượng Canxi rất lớn. Một ngày heo nái phải sản xuất 10 – 12 lít sữa thì yêu cầu cần hấp thu 12-17g hàm lượng Canxi. Nếu heo nái cao sản thì đương nhiên có thể sản xuất 16 – 18 lít sữa/ngày vì thế cũng cần khoảng 22g Canxi.

Lượng canxi cần thiết bổ sung cho lợn nái đẻ
Lượng canxi cần thiết bổ sung cho lợn nái đẻ

Tuy nhiên, nếu được cung cấp và bổ sung thiếu Canxi sẽ dễ làm cho heo nái bị gặp bệnh loãng xương, bệnh bại liệt. Loãng xương thường xảy ra khi chúng huy động khoáng khá nhiều trong cơ thể để sản xuất lượng sữa cao. Đối với các loại heo nái tơ, trong lần cho heo con bú đầu tiên này cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi xương chưa được hoàn thiện và không có các loại dưỡng chất dự trữ trước khi mang thai. 

Vì vậy,  trong mỗi một khẩu phần ăn hợp lý cần với đầy đủ Canxi kết hợp cùng vitamin D sẽ góp phần trong quá trình phòng ngừa bệnh loãng xương, bại liệt và bệnh thiếu hụt canxi ở heo.

Các bệnh thường gặp do thiếu canxi ở heo nái 

Thiếu hụt canxi dẫn đến nhiều tình trạng bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của heo nái. Dưới đây là một số bệnh tiêu biểu: 

Bệnh sốt sữa (bệnh liệt nhẹ ở heo nái sau sinh)

Là 1 bệnh được cho là phát sinh đột ngột, nhanh chóng thật sự gây nhiều nguy hiểm cho heo mẹ ở giai đoạn sau khi sinh. Bệnh gây ra cho heo nái tình trạng mất cảm giác, cảm thấy tê liệt ở các chân, ruột, thậm chí là họng và gây rối loạn tất cả các loại hình phản xạ có và không có điều kiện sau đó.  Nếu sốt sữa nghiêm trọng do thiếu canxi thì phải dùng ngay dung dịch Gluconat canxi 10% tiêm tĩnh mạch với liều 20 – 40ml/con. 

Bệnh bại liệt 

Bệnh này thường xảy ra ở heo nái xuất hiện cao sản, đã đẻ được nhiều lứa, sai con. Do lợn mẹ tuy trước đó có ăn đầy đủ đạm dinh dưỡng nhưng lại thiếu canxi, phốt pho, nên vì vậy buộc chúng phải lấy chất khoáng từ cơ thể để có thể tạo sữa. Và kết quả cuối cùng là xương và dây thần kinh của heo mẹ bị thiếu khoáng, mẹ bị động kinh thậm chí là co giật, mềm xương không đi đứng vững được hay bại liệt.

Giải pháp là cần tách lợn con nuôi bộ hay tập cho ăn sớm hơn, không cho bú mẹ và không tiếp xúc. Với lợn mẹ thì các chủ hộ  nên lót rơm dày để lợn nằm tránh để tình trạng sây sát da. Chủ động trở mình giúp cho lợn mẹ phòng lở loét hay tụ huyết do nằm lâu.

Bệnh bại liệt ở heo nái thiếu canxi
Bệnh bại liệt ở heo nái thiếu canxi

Cho lợn mẹ ăn thức ăn đầy đủ gồm có chất lượng cao, bổ sung thêm các yếu tố thật sự cần thiết như lượng vừa đủ vitamin B12, B1, A, D… giúp cho sự đồng hóa được diễn ra tốt hơn. Tiêm cho lợn mẹ thêm các loại thuốc: Polysan, calci-for, CaCl2 10% (chỉ tiêm tĩnh mạch), thuốc Glucose- Calcium, Carbitol… Cũng có thể tiêm thêm vitamin nhóm B kết hợp Strychnin.

Xem thêm: Cách chữa lợn nái bị liệt

Bệnh còi xương

Còi xương là bệnh không lây thuộc nhóm bệnh nội khoa và thường xảy ra ở lợn con và lợn choai cùng với đặc trưng các biến đổi diễn ra ở xương dưới hai dạng chính: còi xương và hiện tượng co giật do thiếu canxi. Điều trị bệnh còi xương cấp tính rất dễ chỉ bằng việc tiêm bắp

  • Hàm lượng vitamin D 50.000 UI/10kgP/lần/ngày. Dùng liên tục trong 4 ngày.
  • AD3E.Thái sử dụng 1ml/10kgP/ lần/ngày. Và cũng dùng đều trong 4 ngày.

Hoặc cũng có thể sử dụng hàm lượng các thuốc nêu trên cùng với trộn thức ăn cho ăn hoặc pha vào sữa cho uống liên tục với thời gian 8 – 10 ngày hoặc có thể kéo dài lâu hơn tới 15 ngày.

Cách khắc phục tình trạng thiếu canxi ở heo nái

Như vậy chúng tôi vừa cung cấp cho các bạn về vấn đề bổ sung canxi cho heo nái. Để theo dõi thêm nhiều cách chăm sóc vật nuôi, hãy ghé qua website giacaphehomnay.vn thường xuyên nhé! 

Trần Viết Mạnh
Trần Viết Mạnhhttps://giacaphehomnay.vn/author/giacaphehomnay/
Xuất thân là một người con tây nguyên, sáng lập giacaphehomnay.vn mong muốn đem đến cho bà con nông dân những nội dung về nông nghiệp chất lượng nhất

Bài Viết Mới Nhất

Kinh Bởi Trời Xưa Cũ || Kinh Bởi Trời Đầy Đủ 2023

"Kinh Bởi Trời" một bài kinh truyền thống với...

Kinh Cầu Cha Diệp Phanxicô || Kinh Cha Trương Bửu Diệp

Đồng hành cùng chúng ta trên hành trình tâm...

14 Kinh Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn

Trong lòng mỗi tín đồ Công giáo, việc cầu...