Trang chủTin TứcKiến Thức Nông NghiệpBệnh Chết Nhanh Trên Cây Tiêu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh Chết Nhanh Trên Cây Tiêu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Date:

Chết nhanh ở cây hồ tiêu là một loại bệnh trong mùa mưa và vô cùng nguy hiểm bởi cây sẽ chết sau vài tuần, gây hại lên hầu hết các bộ phận của cây. Vậy nên chăm sóc và có những phương pháp trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu như thế nào, hãy cùng Giacaphehomnay tìm hiểu nhé

Bệnh chết nhanh trên cây tiêu là bệnh gì?

Đây là một loại bệnh do một loại nấm tên là Phytophthora gây ra được xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa đặc biệt là thời gian mưa nhiều và đất không thoát kịp nước, gây ra tình trạng thối rễ, úng nước. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào khắp các bộ phận của cây

Bệnh chết nhanh trên cây tiêu vô cùng nguy hiểm
Bệnh chết nhanh trên cây tiêu vô cùng nguy hiểm

Ở giai đoạn đầu thì rễ là bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên, vi khuẩn làm thối rễ từ đó không cung cấp được nước, rễ từ nâu chuyển thành màu đen. Dần dần thì mầm bệnh sẽ len lỏi vào thân cây, lá và làm cây khô héo và chết dần

Quá trình từ khi mầm bệnh xuất hiện ở rễ sẽ làm cây khô héo, lá vàng và tình trạng rụng lá kéo dài trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày và sau vài tuần cây sẽ chết hẳn

Nguyên nhân của chết nhanh hồ tiêu

Như đã nêu bên trên thì nguyên nhân chính gây chết nhanh trên cây tiêu là do một loại nấm bệnh xuất hiện trong giai đoạn mưa nhiều. Bên cạnh đó cũng còn nhiều loại nấm khác bao gồm từ 5-7 như rệp sáp loại thâm nhập và gây bệnh cho cây

Không chỉ len lỏi vào cây thông qua rễ mà từ những vết thương hở của cây, mầm bệnh cũng có thể phát triển và gây hại cho quá trình phát triển

Những bệnh này chủ yếu xuất hiện vào mùa mưa và người trồng tiêu cũng hết sức lưu ý khả năng lây lan từ cây này qua cây khác thông qua mầm bệnh trong dòng nước mưa hoặc qua các vật dụng của con người như quốc, xẻng, kéo cắt,…

Triệu chứng của bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu

Triệu chứng bệnh chết nhanh trên hồ tiêu có thể dễ dàng nhận biết nhất đó là khi cây đang xanh tốt thì xuất hiện một số lá vàng úa, sau đó tiếp tục bị vàng, héo rũ đi rất nhanh và bắt đầu rụng lá, các đốt ở thân cây chuyển màu thâm đen 

Hiện tượng vàng, đen lá là triệu chứng chết nhanh hồ tiêu
Hiện tượng vàng, đen lá là triệu chứng chết nhanh hồ tiêu

Hiện tượng rụng lá, rụng đốt thường bắt đầu từ ngọn trở xuống các bộ phận khác. Nấm bệnh xâm nhập vào hồ tiêu bắt đầu từ rễ đầu tiên, gây ra hiện tượng thối rễ và rễ chuyển sang màu đen. Sau đó các vết thối, vết đen lan dần lên trên thân cây và có các triệu chứng vàng lá, héo rũ, rụng đốt.

Bệnh chết nhanh trên Hồ Tiêu rất nhanh từ khi mầm bệnh xuất hiện đến khi cây chết hẳn chỉ trong vài tuần, vậy nên hết sức lưu ý đối với những người trồng tiêu cần để ý những thay đổi của cây, từ mọi bộ phận như gốc, rễ, thân, lá để phát hiện và có những biện pháp kịp thời.

Sau khi bạn đã tìm hiểu về bệnh chết nhanh trên cây tiêu, hãy xem các phương pháp chăm sóc tiêu sau thu hoạch để duy trì sức khỏe và năng suất của cây. Để biết thêm thông tin chi tiết về cách chăm sóc tiêu sau thu hoạch, bạn có thể tham khảo bài viết tại đây: chăm sóc tiêu sau thu hoạch.

Cách điều trị bệnh chết nhanh hồ tiêu

Để phòng ngừa và điều trị bệnh chết nhanh hồ tiêu chúng tôi phân chia ra thành 2 loại, trước khi cây có mầm bệnh và khi mầm bệnh đã thâm nhập được vào cây

Các biện pháp phòng ngừa bệnh 

Trước khi bước vào mùa mưa, người trồng cần đào hệ thống thoát nước tốt trong vườn, nếu đất có độ dốc cao thì đào rãnh xung quanh vườn để thoát nước nhằm hạn chế ũng nước dẫn đến thối rễ. Phải phá bồn giữ nước quanh gốc tiêu để tránh đọng nước và khi tưới không nên tưới tràn để tránh lây lan nguồn bệnh

Đặc biệt việc đào rãnh, xới xáo để bón phân hữu cơ nên thực hiện trước mùa mưa, khi cây tiêu chưa ra rễ mới. Tuyệt đối không làm tổn thương rễ cây trong mùa mưa để vi khuẩn nấm xâm nhập được

Các biện pháp kịp thời bệnh chết nhanh hồ tiêu
Các biện pháp kịp thời bệnh chết nhanh hồ tiêu

Cách điều trị khi cây đã có mầm bệnh 

Những cây bị nhiễm bệnh nặng đã có dấu hiệu héo hoặc chết thì nên kịp thời đào bỏ, thu gom toàn bộ cây bệnh đưa ra khỏi vườn đốt. Sau đó nên sử dụng vôi bột với liều lượng 01kg/gốc để xử lý gốc trồng để hạn chế nguồn bệnh lây lan sang các cây khác

Những cây nhiễm bệnh nhưng vẫn còn khả năng phục hồi thì nên sử dụng thuốc trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu như là thuốc trừ nấm bệnh và tuyến trùng như: Tervigo 020 SC + Ridomil Gold 68WG, hòa nước tưới trực tiếp rồi bón vào rễ

Để tăng hiệu quả của thuốc thì trước khi xử lý bệnh cần tưới ẩm đất, nhưng không được quá ẩm để tránh lây lan. Nồng độ thuốc phải sử dụng theo bao bì, xử lý 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tuần. Sau khi xử lý thì nên dùng các loại phân kích thích ra rễ bổ sung dinh dưỡng để cây phục hồi

Kết luận 

Sau khi tìm hiểu về bệnh chết nhanh trên cây tiêu, bạn có thể quan tâm đến tiêu rừng – một loại cây tiêu đặc biệt. Để hiểu rõ hơn về tiêu rừng và các đặc điểm của nó, bạn có thể tham khảo bài viết tại đây: tiêu rừng.

Qua bài viết này, hy vọng các bạn sẽ hiểu kỹ nhất về những loại thuốc trị bệnh chết nhanh ở cây tiêu và các phương pháp trị chết nhanh hồ tiêu. Để biết thêm những thông tin hữu ích về cây trồng hãy tiếp tục theo dõi Giacaphehomnay nhé. 

Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/

Trần Viết Mạnh
Trần Viết Mạnhhttps://giacaphehomnay.vn/author/giacaphehomnay/
Xuất thân là một người con tây nguyên, sáng lập giacaphehomnay.vn mong muốn đem đến cho bà con nông dân những nội dung về nông nghiệp chất lượng nhất

Bài Viết Mới Nhất